Siêu trăng xuất hiện nguy cơ gây ảnh hưởng tới Trái đất

author 17:19 02/08/2019

(VietQ.vn) - Theo dự báo của Viện Khí tượng Thủy văn và Hải dương học Hàn Quốc, từ nay đến ngày 4/8 và từ ngày 30/8 - 2/9, mực nước biển sẽ dâng cao nhất trong 10 năm qua do hiện tượng siêu trăng.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Siêu trăng là hiện tượng Mặt trăng ở gần Trái đất nhất và trông to hơn bình thường. Vậy hiện tượng siêu trăng xuất hiện liệu có ảnh hưởng gì tới nước biển, sức khỏe con người, Trái đất. 

Siêu trăng xuất hiện có thể làm nước biển dâng cao

Thực tế, do tới gần Trái đất, trọng lực của Mặt trăng tác động lên nước biển sẽ lớn hơn, dẫn tới sự thay đổi về mực nước, đặc biệt là trong mùa hè, khi có vùng khí áp thấp và nhiệt độ nước biển cao. Nước biển dâng cao có thể khiến nhiều vùng trũng ở duyên hải bị xâm lấn, thủy triều sẽ lên xuống nhanh hơn và cao hơn so với thông thường.

 Siêu trăng là hiện tượng nhiều năm mới xuất hiện một lần nhưng liệu có ảnh hưởng gì tới Trái đất?

Siêu trăng xuất hiện ảnh hưởng tới Trái đất thế nào?

Nói về ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này đến Trái đất, GS.TSKH Lê Minh Triết, Phó chủ tịch Hội Vật lý TP. HCM, cho biết sức hấp dẫn của Mặt trăng có những ảnh hưởng đến thủy triều, địa triều và khí triều trên Trái đất; nhưng trong đời sống con người thì được biết nhiều nhất là thủy triều.

Không biết có phải do sự trùng hợp nào đó hay không nhưng vào các thời điểm “siêu trăng” khác trong quá khứ như năm 1991, 1948, 1992 và 1900, người ta đã chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường khác diễn ra trên phạm vi toàn thế giới.

Siêu trăng đúng là có thể tạo nên lực hút nhỏ đến lớp dung nham nóng chảy bên dưới vỏ Trái đất, nhưng không đủ để gây nên những vụ phun trào núi lửa. Tương tự, Mặt trăng không thể tạo ra sóng thần, nhưng có thể tác động khiến những đợt sóng này cao hơn so với lúc không xảy ra siêu trăng.

Nhận định thêm về vấn đề trên, theo Nguyễn Đình Minh, Hội viên Hội thiên Văn học Việt Nam, vào các thời điểm “siêu trăng” khác trong quá khứ như năm 1991, 1948, 1992 và 1900, người ta đã chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường khác diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Năm 1991 hiện tượng “siêu trăng” rơi vào tháng 6 và trong thời điểm này (15/06) núi lửa Mt. Pinatubo phun trào.

Hay vào ngày 06/10/1948 trận động đất 7,3 độ đã làm chết 110.000 người ở Turkmenistan cũng nằm trong thời điểm “siêu trăng”. Xa hơn nữa vào ngày 08/09/1900 sóng thần đã tấn công vào Galveston, Texas, và giết chết hơn 8.000 người cũng vào lúc cận điểm.

Siêu trăng xảy ra do Mặt trăng quay xung quanh Trái đất theo quỹ đạo hình elip chứ không phải tròn, với khoảng cách trung bình 384.000 km. Vị trí xa nhất của Mặt trăng so với Trái đất cách nhau 405.600 km, vị trí gần nhất (cận điểm) cách nhau 363.700 km. Siêu trăng là trăng tròn ở vị trí cận điểm, lớn hơn 14% và sáng hơn gấp 30% so với lúc nó ở vị trí xa nhất, hay còn gọi là "minimoons".

Giả thuyết “siêu trăng” do nhà chiêm tinh Richard Nolle đề xuất năm 1979, được đặt tên lại từ hiện tượng cận điểm giữa Trái đất và Mặt trăng, mà  giới thiên văn học hay gọi là cận điểm sóc vọng (perigee-syzygy).

Trong một bài viết xuất bản vào tháng 01/2007 trên tạp chí The Mountain Astrologer, Nolle đã trình bày lại phương pháp tính quỹ đạo tiếp cận của Trái đất với Mặt trăng và sự ảnh hưởng của nó tới hoạt động địa chất, kinh tế, chính trị… của địa cầu.

Sau trận động đất lớn tại Nhật Bản, mặc dù đã được Nolle dự đoán từ trước, song một số nhà khoa học đã phản bác giả thuyết “siêu trăng” của ông, và nói rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Tuy bị bác bỏ, song giả thuyết của Richard Nolle được nhiều người quan tâm vì có cơ sở của nó. Theo nhà chiêm tinh này sự biến động của một chu kỳ “siêu trăng” thường xuất hiện trước hoặc sau 3 ngày trong thời điểm chính, và nếu trùng với sự kiện nhật thực thì nó kéo dài đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này lớp vỏ của Trái đất, tầng không khí và cả con người đều bị ảnh hưởng.

Ví dụ như hồi cơn bão Katrina năm 2005, nó rơi vào đợt “siêu trăng” tháng tám và nhà chiêm tinh đã gửi lời cảnh báo ngày xảy ra thiên tai, thậm chí còn chỉ rõ vịnh Mexico là nơi sẽ hứng chịu thiệt hại nhiều nhất trong thời gian này.

Đặc điểm hành tinh vừa được phát hiện rất gần Trái đất có thể tồn tại sự sống (VietQ.vn) - Các nhà thiên văn học Mỹ vừa phát hiện ra hành tinh có thể tồn tại sự sống ngoài hệ Mặt trời rất gần Trái đất.

Siêu trăng xuất hiện có liên quan tới chứng mất ngủ

Ngoài các vấn đề tâm thần, siêu trăng bị cho là liên quan đến chứng mất ngủ. Trên tờ Journal of Affective Disorders năm 1999, các nhóm khoa học nhận định trước lúc đèn điện ra đời, trăng là nguồn chiếu sáng quan trọng vì thế ảnh hưởng đến giấc ngủ. Họ tin trăng tròn dẫn đến mất ngủ cùng những biến động ở bệnh nhân mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc động kinh.

Năm 2013, một nghiên cứu nhỏ trên 33 tình nguyện viên trưởng thành phát hiện con người ngủ ít hơn trong đêm trăng tròn dù không hề hay biết về chu kỳ trăng.

Năm 2014, các lập luận trên bị phản bác khi Viện Tâm thần học Max-Plank (Đức) tuyên bố không tìm ra bất cứ mối tương quan mang ý nghĩa nào giữa chu kỳ trăng và giấc ngủ. Gần đây nhất, nghiên cứu tháng 3/2016 trên 5.800 trẻ em tuổi từ 9 đến 11 từ 12 quốc gia cho thấy rằng vào đêm trăng tròn, các bé ngủ ít hơn 5 phút. Độ sáng của trăng có thể là một lý do nhưng với các loại ánh sáng nhân tạo ngày nay, nguyên nhân này không đủ thuyết phục.

Siêu trăng xuất hiện có liên quan tới hành vi của con người

Theo Live Science, từ lâu nay giới khoa học đã cố gắng chứng minh mối liên hệ giữa siêu trăng và trạng thái sinh học, hành vi của con người. Vào năm 1985, trên tờ Psychological Bulletin, các nhà nghiên cứu chỉ ra siêu trăng liên quan đến bệnh tâm thần và tự tử.

Năm 2004, tờ Epilepsy & Behavior kết luận trăng tròn hoặc siêu trăng kích thích cơn động kinh. Tuy nhiên năm 2005 Bệnh viện Mayo (Mỹ) khẳng định trên tờ Psychiatric Services rằng không có sự khác biệt giữa số ca nhập viện do bệnh tâm thần vào đêm không trăng và đêm có trăng. Tháng 10/2009, tờ Anesthesiology chứng minh tỷ lệ phạm sai lầm của bác sĩ và y tá vào ngày xảy ra siêu trăng không khác gì ngày thường.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang