Sinh vật 'bất tử' cho dù bị đun sôi ở 150 độ hay bị đóng băng

author 06:16 27/03/2017

(VietQ.vn) - Sinh vật này gần như không thể bị hủy hoại. Chúng sống được ở mọi môi trường, từ đáy đại dương đến đỉnh Everest.

Sinh vật này gần như không thể bị hủy hoại, có thể sống sót thoải mái trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Giờ đây, con người đã tìm ra bí ẩn đằng sau chúng.

Dù có bị "luộc" trong nước sôi 150 độ, hay bị đóng băng ở "độ 0 tuyệt đối", chúng vẫn sống. Thậm chí vứt chúng ra ngoài vũ trụ - nơi có thể giết chết con người trong vòng 1 phút, chúng vẫn cứ thoải mái... làm "chuyện ấy" rồi đẻ con.

Đó là tardigrade, còn gọi là bọ gấu nước. Chúng là những sinh vật duy nhất trên Trái đất tiệm cận đến thuật ngữ "bất tử". Và nay, các chuyên gia đã tìm ra bí mật ẩn sau khả năng sinh tồn bá đạo của loài vật này.

Sinh vật duy nhất trên Trái đất tiệm cận đến thuật ngữ "bất tử"

Tardigrade được tìm thấy ngoài Trạm du hành vũ trụ - nơi áp suất thấp có thể giết con người trong không đến 15 giây. Ấy vậy mà chúng vẫn cứ thoải mái... làm "chuyện ấy" rồi đẻ con ngay chính tại môi trường khắc nghiệt nhất này.

Loại bọ gấu nước là giống loài đầu tiên chạm đến khái niệm “bất tử” mà con người luôn tìm tòi, nghiên cứu bấy lâu. Và tới nay, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân sâu xa, ẩn giấu đằng sau khả năng tồn tại kỳ diệu ấy.

Trả lời phỏng vấn tờ Independent UK, tiến sĩ Thomas Boothby, đến từ trường Đại học North Carolina, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Phát hiện lớn nhất chúng tôi có được về loài Tardigrade là sự phát triển các gene đặc biệt của giống loài này, cho phép chúng tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt nhất.” 

Trước kia, khả năng sinh tồn đáng sợ của gấu nước được cho là nhờ vào trehelose – 1 loại đường thường thấy trong cơ thể của loài tôm. Theo đó, loại đường này cho phép gấu nước có thể sống sót dù ở trong môi trường không có nước đến cả một thập kỷ. Nhưng không, tất cả là nhờ một loại gene độc nhất và là của riêng gấu nước.

Dựa vào đây, các nhà khoa học tin rằng họ có thể sử dụng protein này để bảo vệ đất trồng khỏi hạn hán, bảo quản thuốc mà không cần làm lạnh. Đồng thời nghiên cứu sâu hơn về loài vật này mang lại nhiều tìm tòi mới cho các nhà khoa học.

 Lê Cao (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang