Giải mã loài cá hiếm thấy biết leo cây, săn mồi trên cạn

author 17:00 29/05/2015

(VietQ.vn) - Những con cá thuộc họ cá Killi (cá da trơn) sống ở sông Tarn, Tây Nam nước Pháp là những sinh vật lạ hiếm thấy khi chúng có khả năng săn mồi trên cạn, thậm chí còn có thể... leo cây.

Sự kiện: Thiên nhiên kỳ thú

Một trong những loài sinh vật lạ gây chú ý với các nhà khoa học là những con cá thuộc họ cá Killi. Lý do là bởi loài cá này có nhiều đặc điểm khác thường, thậm chí còn có thể bắt mồi trên cạn, ghi nhận trên báo VnExpress. Ở châu Phi và Nam Mỹ, những con cá Killi phải thích nghi với tình trạng thiếu nước và lượng nước ở sông hồ thay đổi đáng kể theo mùa.

Cá nở ra từ trứng thường vào mùa mưa, khi hồ đầy nước. Chúng nhanh chóng trưởng thành rồi đẻ trứng liên tục cho tới khi các hồ cạn nước rồi chết. Cá Killi không trưởng thành như những họ cá khác, nhiều loài chỉ sống trong vòng một năm, thậm chí dưới ba tháng.

Trứng có thể tồn tại qua mùa khô ở trạng thái nghỉ, phôi ngừng phát triển, chờ tới mùa mưa tiếp theo. Chu trình này lặp đi lặp lại và thường rất ngắn. Cá Killi màu lam ngọc (Nothobranchius furzeri) ở vùng xích đạo châu Phi có tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 10 tuần.

Loài cá Killi được mệnh danh là sinh vật lạ vì biết săn mồi trên cạn và thậm chí là leo cây

Loài cá Killi được mệnh danh là sinh vật lạ vì biết săn mồi trên cạn và thậm chí là leo cây

Cá sống trong các khu vực ngập mặn ( Kryptolebias marmoratus) có cả cơ quan sinh sản đực và cái trên cùng một cá thể. Những con cá này thuộc loài có xương sống duy nhất được biết đến với đặc điểm sinh sản lưỡng tính, tự thụ tinh và tạo ra bản sao của chính mình. Đây cũng là loài cá chủ yếu hô hấp qua da.

Theo BBC, loài cá này có thể thích nghi với môi trường không có nước, sống và săn mồi trên cạn, thậm chí chúng còn được tìm thấy trên cây. Các kết quả kiểm tra cho thấy chúng ở trên cạn được 66 ngày.

Khi ở trên cạn, chúng di chuyển bằng cách xoay vặn thân, đập đuôi xuống đất tạo lực. Bằng cách này, con cá có thể "bật lên" để bắt mồi. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã quan sát thấy chúng sử dụng kỹ thuật này để bắt dế và côn trùng ở trên cao.

Trước đó, báo Dân Trí cũng từng đưa tin về một nghiên cứu trên tạp chí nghiên cứu PloS ONE về một hiện tượng thiên nhiên đáng chú ý: Loài cá nhảy lên bờ để bắt chim bồ câu làm mồi. Những con cá thuộc họ cá da trơn được phát hiện nhảy khỏi mặt nước để đớp những con chim đang trong tình trạng không một chút cảnh giác trên bờ trước khi rạch người lại xuống dưới nước để nuốt con mồi.

 

Trong số những loài cá ở Pháp cũng có loài sinh vật lạ biết nhảy lên cạn săn chim bồ câu làm thức ăn

Trong số những loài cá ở Pháp cũng có loài sinh vật lạ biết nhảy lên cạn săn chim bồ câu làm thức ăn

Đây là lần đầu tiên việc săn mồi trên cạn được phát hiện ở loài cá da trơn. Thông thường thức ăn của chúng chỉ là những nguồn thức ăn dưới nước như các loài thực vật, trứng cá, các loài cá khác, ốc, sâu, vv… Ngoài ra, trước đây con người mới chỉ biết tới việc săn mồi trên cạn của các loài động vật biển thuộc loài động vật có vú. Chính vì thế, loài cá da trơn này được các nhà nghiên cứu đến từ trường đại học Toulouse của Pháp đặt cho cái tên “những con cá voi sát thủ nước ngọt”.

Có chiều dài khoảng từ 1m đến 1 m rưỡi, loài cá da trơn châu Âu này là một loài cá nước ngọt có kích thước lớn nhất trong lục địa và xếp hàng thứ 3 thế giới. Được phát hiện tại sông Tarn vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, loài cá này dường như đã thích nghi với hành vi tự nhiên của chúng là bắt con mồi trong môi trường sống mới.

Các nhà khoa học đã dành ra 5 tháng để quan sát các con cá từ một cây cầu bắc qua sông Tarn. Trong suốt thời gian đó, họ đã quan sát được hơn 50 trường hợp bắt mồi. Thời gian của cuộc tấn công thường diễn ra rất nhanh, chỉ kéo dài khoảng từ một tới không quá 4 giây trong đó 40%  trường hợp loài cá này lao khá xa khỏi mặt nước để bắt mồi khiến cả nửa thân mình chúng lộ ra ngoài.

Thực tế là các con cá chỉ tấn công những con chim đang di chuyển nên nghiên cứu cho rằng chúng sử dụng các dao động của nước để săn các con mồi hơn là các quan sát bằng mắt. Các nhà khoa học cho biết hiện họ vẫn chưa xác định được nguyên nhân sinh thái học dẫn tới việc thích nghi kỳ lạ của loài cá này.

Thùy Nguyễn (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang