Cách sơ cứu chấn thương cột sống khẩn cấp

author 06:15 19/10/2015

(VietQ.vn) - Việc sơ cứu chấn thương cột sống không đúng cách có thể làm tắc đường dẫn truyền thần kinh, tác động đến hệ thần kinh tự trị chi phối tim, phổi, từ đó làm nạn nhân ngưng tim, ngưng thở và dẫn đến tử vong.

Sự kiện: Mẹo vặt gia đình

Kỹ thuật sơ cứu chấn thương cột sống cần hết sức cẩn thận bởi kỹ thuật cố định cột sống trong sơ cứu phức tạp. Việc này đòi hỏi người cấp cứu có kiến thức về kỹ thuật cơ bản để cố định cột sống, thuần thục trong thao tác và có dụng cụ cố định thích hợp để tránh tổn thương cho nạn nhân. Do tủy sống nằm bên trong cột sống có trách nhiệm trong việc điều khiển vận động các chi nên nếu không cẩn thận có thể gây bại liệt, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. 

Sơ cứu chấn thương cột sống

Sơ cứu chấn thương cột sống

Cần biết cách khi sơ cứu chấn thương cột sống nhanh chóng, kịp thời cho nạn nhân để hạn chế thấp nhất hậu quả xấu có thể xảy ra

Nếu nạn nhân bị tổn thương cột sống cổ, bác sỹ Tô Vĩnh Ninh, Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhân dân Gia Định khuyến cáo: ”Nếu sửa tư thế nạn nhân để tiến hành các sơ cứu khác mà không đánh giá được tình hình tổn thương cột sống cổ thì rất nguy hiểm. Nó có thể làm tắc đường dẫn truyền thần kinh, tác động đến hệ thần kinh tự trị chi phối tim, phổi, từ đó làm nạn nhân ngưng tim, ngưng thở và thậm chí dẫn đến tử vong".

BS Huy nhấn mạnh: “Nếu nạn nhân bị tai nạn nặng với tư thế phức tạp, ngã từ trên cao xuống, cần coi như đã có tổn thương ở cột sống cổ. Các đội cấp cứu chuyên nghiệp sẽ có dụng cụ cố định cổ và cột sống”. Để hạn chế những hậu quả xấu nhất khi xảy ra tai nạn, người sơ cứu cần hết sức cẩn thận đánh giá đúng tình hình tổn thương cột sống cổ.

Cố định cổ 

Nếu ở trong điều kiện người dân tự tiến hành sơ cứu, chẳng hạn như tình huống nạn nhân ngưng tim, ngưng thở, cần được hồi sinh tim phổi, có thể cố định cổ nạn nhân bằng những thứ tìm được xung quanh như hộp carton, cục gạch, gỗ được quấn vải… trước khi tiến hành các bước sơ cứu khác. Ngoài ra, nếu nạn nhân còn tỉnh, nên đứng ở phía chân nạn nhân khi trò chuyện, tránh đứng ở phía đầu mà gọi nạn nhân, vì như thế có thể khiến họ cố ngước cổ lên để trả lời và vô tình làm tổn thương nặng thêm”.

Sơ cứu chấn thương cột sống

Cần cố định cổ và thân nạn nhân khi sơ cứu chấn thương cột sống 

Duy trì hơi thở và nhịp tim

Sơ cứu trong các trường hợp tai nạn lao động, té ngã từ trên cao, trước hết tùy thuộc vào nạn nhân có ngưng tim, ngưng thở hay không. Nếu không rành về cách sơ cứu, nạn nhân ở tư thế quá phức tạp thì tốt nhất nên để yên chờ đội cấp cứu tới. Trong trường hợp nhất thiết phải di chuyển nạn nhân hoặc cần hồi sinh tim phổi ngay lập tức, nên giữ cột sống trên một đường thẳng song song với mặt đất. Tư thế tốt có thể là nằm ngửa, cổ có vật chèn nâng đỡ hoặc tư thế nằm nghiêng an toàn, cũng với một bàn tay lót dưới cổ.

Tránh xốc nách di chuyển nạn nhân

Khi người bị nạn than đau cổ, đau lưng, đặc biệt là các trường hợp quan sát thấy vùng cột sống bị biến dạng thì không nên để bệnh nhân cố gắng tự đứng, ngồi lên hay leo lên xe để đi tới bệnh viện mà không có biện pháp cố định nào. Có những trường hợp rất đáng tiếc như bệnh nhân ngưng thở trên đường nhập viện vì tổn thương cột sống cổ hoặc vào đến viện mới thấy một phần cơ thể dần yếu liệt vì tổn thương ở phần sống lưng.

Theo BS Tô Vĩnh Ninh, cách di chuyển đúng cần có ít nhất 3 người để nâng đỡ, giúp giữ thẳng cột sống. Tốt nhất nên khiêng người bị nạn trên một băng ca hay tấm ván và thật cẩn thận khi chuyển họ lên ván.

Ly Ly (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang