Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị rắn độc cắn

author 06:58 03/10/2015

(VietQ.vn) - Nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh có thể dẫn đến nguy hiểm tử vong trong một thời gian ngắn. Vì vậy, sơ cứu đúng cách đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Sự kiện: Mẹo vặt gia đình

Rắn là 1 loài động vật rất nguy hiểm, là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ và những hậu quả khó lường. Rắn độc có thể gây từ vong cho người bị cắn bất cứ lúc nào nếu chúng ta không biết cách xử trí. Do đó, cần biết cách sơ cứu rắn cắn khẩn cấp, kịp thời nếu không may bị rắn tấn công.

Xác định loại rắn

Loại rắn không có độc không gây ra các phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn loại rắn này thường thấy cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh.

Sơ cứu rắn cắn

Khi sơ cứu rắn cắn, trước hết cần xác định được rắn đó có phải là rắn độc hay không

Loại rắn có độc rất nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc để vài giờ như miệng bị cứng lại không há được, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, khó thở, không thở được, nôn ra máu… Nạn nhân bị rắn cắn vết cắn thường để lại ít dấu răng nhưng đặc biệt sẽ để lại 2 vết răng nanh, mỗi vết răng nanh cách nhau khoảng chừng 5mm và 1 số vết răng nhỏ.

Khi đã xác định được loại rắn thì trong bất kì trường hợp rắn thường hay rắn độc thì nạn nhân cũng phải giữ được bình tĩnh, không được hoảng sợ, cử động chân tay đặc biệt vùng bị cắn. Vì khi hoạt động sẽ làm cho chất độc đi vào trong cơ thể và lây lân nhanh, rất nguy hiểm.

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn và hướng xử trí

Theo khuyến cáo tại trang thông tin BV Bạch Mai (Hà Nội), khi có người bị rắn độc cắn, điều đầu tiên cần nghĩ là làm sao cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc.

Đồng thời, không để bệnh nhân tự đi lại. Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ và tránh không băng ép khi rắn lục cắn. Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề. Sau đó, vận chuyển bệnh nhân nhanh nhất có thể đến cơ sở y tế. Nếu bệnh nhân khó thở, khẩn trương hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).

Sơ cứu khi bị rắn hổ cắn

Đầu tiên phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô. Sau khi làm xong, nhanh chóng tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%...

Sơ cứu rắn cắn

Trong khi sơ cứu rắn cắn, nếu là rắn hổ, cần nhanh chóng garô phía trên vết thương và tiến hành tẩy độc

Tiếp đó, rạch rộng vết cắn hình chữ thập. Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng. Sau khi rạch xong, hút máu tại chỗ rắn cắn để đưa bớt độc tố ra khỏi cơ thể nạn nhân. Hút đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra thì dừng lại. Sau đó rửa lại vết cắn và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức. 

Sơ cứu khi bị rắn lục cắn

Đầu tiên là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Lưu ý, với trường hợp này không cần garô, rạch rộng, hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Khi sơ cứu xong cần chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện có khoa hồi sức cấp cứu. Tuyệt đối không đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

Ly Ly (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang