Sốc: Khoa học tìm ra lý do xây Vạn Lý Trường Thành 'ngàn năm không đổ'

author 04:15 16/11/2017

(VietQ.vn) - Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) vì sao trải qua hàng ngàn năm sương gió vẫn trơ trơ không đổ? Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra bí mật khiến nhiều người ngạc nhiên.

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, được xây liên tục bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ quốc gia khỏi sự tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác.

Một số đoạn tường được xây từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng ra lệnh từ năm 220 TCN và 200 TCN. Phần tường này nằm phía bắc cách xa phần Vạn Lý Trường Thành hiện tại xây dưới thời nhà Minh.

Nghiên cứu sơ bộ công bố hồi năm 2009 ước tính công trình có chiều dài 8850 km. Nhưng số liệu công bố mới nhất cho thấy, công trình dài 21,196km. Tuy nhiên, nếu chắp nối tất cả các đoạn tường thành với nhau thì tổng chiều dài của nó có thể lên tới 56,000km. Chiều cao trung bình bức tường 7m so với mặt đất. Mặt trên của tường thành rộng trung bình từ 5-6m.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, công trình vĩ đại vẫn vững chãi “đua gan cùng tuế nguyệt”. Phải chăng công trình được tạo nên từ những vật liệu quý hiếm và phức tạp mới vững bền đến vậy? Trên thực tế, loại vữa giúp người Trung Hoa tạo nên Vạn Lý Trường Thành có sự pha trộn từ gạo nếp – loại thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn của người Á Đông.

Loại vữa giúp người Trung Hoa tạo nên Vạn Lý Trường Thành có sự pha trộn từ gạo nếp

Theo đó, những người công nhân xây dựng thời cổ xưa đã dùng cháo gạo nếp và vữa tiêu chuẩn, tạo ra nguyên liệu xây dựng chính, gọi là "vữa gạo nếp" để xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Hỗn hợp vữa gạo nếp này được đánh giá là chắc chắc hơn xi măng ngày nay, thậm chí, tính chịu nước của nó cũng rất tốt.

Các nhà khoa học Trung Quốc nhất loạt khẳng định, Vạn Lý Trường Thành ngàn năm không đổ, tất cả là nhờ hỗn hợp đặc biệt này. Các nghiên cứu cũng cho biết, dưới thời Trung Quốc cổ đại, vữa gạo nếp thường được dùng để xây dựng những công trình kiến trúc lớn như lăng mộ, tháp ngọc, xây tường thành...

Những công trình kiến trúc được xây dựng từ nguyên liệu này đến nay vẫn tồn tại, thậm chí còn rất chắc chắn, dùng máy ủi cũng khó có thể lật đổ, không chịu ảnh hưởng quá lớn từ những trận động đất.

Nhà khoa học người Trung Quốc ông Trương Băng Kiếm nhận định, vữa gạo nếp có lẽ là loại vữa phức hợp đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ nguyên liệu hữu cơ kết hợp với nguyên liệu vô cơ. Đây cũng là một trong những sáng tạo về mặt kỹ thuật vĩ đại nhất trong lịch sử.

Phát hiện của các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, vì gạo nếp có chứa thành phần Amylopectin và đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho vữa gạo nếp trở nên cứng và chắc chắn. Không chỉ có trong gạo nếp, Amylopectin còn được tìm thấy ở nhiều loại lương thực khác như gạo tẻ và các thực phẩm tinh bột...

Lê cao (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang