Sơ cứu nhanh khi trẻ sốc phản vệ với vắc xin

author 11:53 28/09/2015

(VietQ.vn) - Sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine, sau vài phút, trẻ sẽ có biểu hiện sốc.

Sự kiện: Mẹo vặt gia đình

Sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine, sau vài phút, trẻ sẽ có biểu hiện sốc. Hiện tượng này gồm nhiều triệu chứng và đôi khi đe dọa đến tính mạng trẻ.

Cách sơ cứu sốc phản vệ với vắc xin

Cha mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi đưa trẻ đi tiêm vắc để hạn chế thấp nhất nguy cơ sốc phản vệ 

Dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu bên ngoài dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường như nổi ban đỏ, nổi mề đay, nổi mẩn ngứa. Lúc này mạch của bé trở nên yếu và khó bắt, huyết áp giảm mạnh, khó thở. Bé cũng có thể bị đau bụng, đau đầu, co giật, không kiểm soát được việc đi tiêu, đi tiểu…

Phản ứng quá mẫn cấp tính

Sau khoảng 2 giờ sau khi tiêm vắc-xin nếu bé xuất hiện một trong các triệu chứng sau: thở khò khè, hơi thở bị đứt quãng do khí phế quản và thanh quản bị co thắt, bị phù nề ở mặt hay toàn thân, cơ thể bị phát ban…Thì ngay lập tức nên tiêm thuốc kháng histamine cho bé. Việc tiêm phòng này nhằm phòng các nguy cơ bội nhiễm. Ngoài ra mẹ cũng cần đảm bảo bé được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu các biểu hiện trên quá nặng cần được xử lý như đối với tình trạng sốc phản vệ. Bé cần được cho thở oxy.

Sốt cao

Cách sơ cứu sốc phản vệ với vắc xin

Nếu thấy trẻ sốt cao trên 38 độ sau khi tiêm vắc xin, nên đưa trẻ đi bệnh viện để kiểm tra

Nếu bé bị sốt cao thì mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dịch cho cơ thể bé. Mẹ nên cho bé uống nhiều nước và ăn đủ bữa. Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như acetaminophen. Ngoài ra còn có các triệu chứng như co giật toàn thân, bị áp xe tại chỗ tiêm, và các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn huyết. 

Cách sơ cứu trẻ bị sốc phản vệ với vắc xin

Nguyên tắc sơ cứu là kịp thời và tuân thủ đúng quy trình. Cha mẹ phải gọi cấp cứu nếu thấy bé có dấu hiệu khó thở hoặc bất tỉnh. Để trẻ trong tư thế nằm, kê cao hai chân để tránh nguy cơ bị sốc, đặt nằm nghiêng sang bên trái nếu trẻ bị nôn để tránh chất nôn rơi vào đường thở. Nói chuyện liên tục để trẻ giữ nhịp thở và tránh bị kích thích. Cố gắng đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nếu trẻ co giật, hãy thực hiện các biện pháp sơ cứu trong khi chờ xe cấp cứu đến. Nới rộng quần áo trẻ ngay lập tức, đặt trẻ nơi thoáng, bằng phẳng và lấy khăn ấm lau khắp người trẻ. Trong trường hợp này, trẻ cần được điều trị hỗ trợ hô hấp như thông đường thở, hút đờm rãi, thở ôxy. Dùng thuốc chống co giật như diazepam hoặc thuốc chống co giật khác theo đúng phác đồ xử trí co giật của bác sĩ.

Cách sơ cứu trẻ bị sốc phản vệ với vắc xin

Cố gắng nói chuyện liên tục khi trẻ bị sốc phản vệ để trẻ giữ nhịp thở và tránh bị kích thích 

Một số lưu ý khi tiêm vắc-xin cho trẻ

Không nên cho trẻ tiêm vắc-xin khi trẻ đang bị bệnh khác hoặc cơ thể đang suy nhược. Lúc này hệ miễn dịch của bé đang suy yếu nên dễ dẫn đến tình trạng sốc phản vệ. Nên đợi đến khi bé hoàn toàn khỏe mạnh mới đi tiêm.

Không nên cho trẻ ăn quá nói hay quá đói trước khi tiêm phòng. Để tiêm được nhanh chóng mẹ nên mặc đồ rộng rãi, đơn giản cho trẻ. Không vướng víu quần áo quá nhiều còn giúp cho việc tiêm phòng chính xác hơn. Mẹ nên theo dõi và chườm mát vết tiêm cho bé khoảng 30 phút, sau đó nên tiếp tục theo dõi trẻ ở nhà. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên thì nên đưa trẻ đi bệnh viện để tầm soát. 

Không nên tiêm cho trẻ loại vắc-xin bé đã từng bị sốc phản vệ. Tuy nhiên với các loại vắc-xin khác vẫn có thể tiêm phòng cho bé. Nếu bé đã từng bị sốc phản vệ vắc-xin trước đây thì mẹ nên nói cho bác sĩ biết để có phản ứng phù hợp.

Ly Ly (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang