Sốt xuất huyết bùng phát nguy hiểm, Cục Y tế dự phòng cảnh báo

authorDương Phương Ngọc 06:21 23/07/2017

(VietQ.vn) - Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết bị biến chứng cực kỳ nguy hiểm đang ngày càng gia tăng. Cục Y tế dự phòng cảnh báo cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết và dịch bệnh sau mưa, bão.

Sốt xuất huyết gia tăng

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong những ngày tới, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa dông diện rộng cùng với hậu quả của cơn bão số 2 nên nguy cơ sạt lở, ngập lụt, ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương rất lớn.

Thêm vào đó, nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết bị biến chứng cực kỳ nguy hiểm đang ngày càng gia tăng.

Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn cao(VietQ.vn) - Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị toàn ngành để chuẩn bị vào cuộc đẩy nhanh xử lý nợ xấu...

Theo Sở Y tế Hà Nội trên địa bàn thành phố lại thêm một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là bệnh nhân 54 tuổi, nam giới, ở Giáp Bát, Hoàng Mai.

Bệnh nhân tử vong ngày 14/7 tại nhà, do sốc nhiễm khuẩn và viêm phổi nặng. Trước đó, bệnh nhân này đã từng được điều trị tại BV Nhiệt đới Trung ương và một bệnh viện khác, tất cả các xét nghiệm tại bệnh viện cho thấy, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Gần đây nhất là trường hợp một nam bệnh nhân 51 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) cũng tử vong do sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ngày 14/7.

Theo đó, trước khi đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân này nằm điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội, được chẩn đoán sốt xuất huyết, chụp CT phát hiện trong não có các ổ xuất huyết lớn, toàn bộ gan bị phá huỷ. Sau khi chuyển sang Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương điều trị được 2 ngày thì bệnh nhân tử vong.

Được biết, nam bệnh nhân này có tiền sử bị đái tháo đường và tăng huyết áp đã nhiều năm nay.

Như vậy, tính đến thời điểm này Hà Nội ghi nhận 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Ngoài ra, mỗi tuần Hà Nội còn ghi nhận khoảng 1.200 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Tích luỹ từ đầu năm đến nay, Hà Nội có hơn 6.000 trường hợp mắc.

So với mọi năm, bệnh nhân tử vong sốt xuất huyết do biến chứng xuất huyết nội tạng, xuất huyết não là vấn đề rất lớn và bất thường.

 Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát và biến chứng khó lường. Ảnh: Internet.

So với những năm trước, bệnh viện chỉ ghi nhận 1 – 2 ca tử vong liên quan đến xuất huyết não, thì năm nay đã có 5 bệnh nhân tử vong do biến chứng này.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh sau mưa bão

Trước tình hình trên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trong và sau lũ lụt.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ngập lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo khuyến cáo của Cục.

Đồng thời, Sở Y tế tổ chức giám sát kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau lũ, lụt như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết...; đặc biệt đề phòng những bệnh lây qua đường tiêu hóa như: Tả, lỵ, thương hàn; duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới; tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn người dân về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm khi cần thiết.

Địa phương triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau lũ và ngập lụt, đảm bảo nước rút đến đâu vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật, tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Địa phương chủ động cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng ChloraminB, Aquatas hoặc những hóa chất khử trùng khác tại các vùng có thể bị ngập lụt; tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang