Phát hiện chấn động: NASA tìm thấy địa điểm có thể tồn tại sự sống ngoài Trái đất

authorNgọc Nga 14:21 15/03/2018

(VietQ.vn) - Theo nghiên cứu của NASA, có một lớp vỏ nước lỏng tồn tại bên dưới lớp vỏ ngoài của Trái đất mở ra một hy vọng rằng đây chính là địa điểm có thể tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất.

Theo nghiên cứu của NASA, các vật thể ở xa có thể tồn tại ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương được cho là quá lạnh để lưu trữ nước trên bề mặt, với nhiệt độ giảm xuống dưới - 200 độ C, nhưng có bằng chứng cho thấy một lớp vỏ nước lỏng tồn tại bên dưới lớp vỏ ngoài.

Theo nghiên cứu mới của NASA, nhiệt được tạo ra do lực kéo hấp dẫn của mặt trăng hình thành trong các vụ va chạm lớn đủ để duy trì đại dương dưới bề mặt. Phát hiện này có nghĩa là các vật thể, được gọi là các thiên thể bên ngoài sao Hải Vương (TNO) được coi là địa điểm có thể tìm thấy sự sống ngoài Trái đất.

Nhà nghiên cứu Prabal Saxena thuộc Trung tâm Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, bang Maryland (Mỹ) nói: "Những vật thể này cần phải được xem như là nguồn nước và sự sống tiềm ẩn. Nếu nghiên cứu của chúng tôi là chính xác thì bây giờ chúng ta có thể có nhiều nơi hơn trong Hệ Mặt Trời có một số yếu tố quan trọng cho cuộc sống ngoài Trái đất."

 NASA cho biết sự sống ngoài Trái đất dần được hé mở. Ảnh: Trí thức trẻ

 NASA cho biết sự sống ngoài Trái đất dần được hé mở. Ảnh: Trí thức trẻ

Theo NASA, ánh sáng phản chiếu từ TNO cho thấy dấu hiệu của nước đá tinh thể và amoniac hydrat.  Những chất này có thể đã được phun lên bề mặt qua núi phun băng, đưa hợp chất từ nước bên trong lên trên TNO, các nguyên tố phóng xạ phân rã có thể tạo ra nhiệt để làm tan chảy lớp bề mặt băng giá và tạo ra đại dương bên dưới.

Quá trình này có thể kéo dài hàng tỷ năm, những thành phần đó cuối cùng trở nên ổn định hơn và ngừng giải phóng nhiệt. Điều này có nghĩa là bên trong dần dần nguội và đại dương bên dưới sẽ đóng băng.

Nhưng theo NASA, lực tương tác hấp dẫn có thể cho phép các đại dương duy trì đặc tính chất lỏng. Khi các thiên thể lớn va chạm với nhau, các mặt trăng ra đời nếu vật chất được đẩy vào quỹ đạo xung quanh vật thể lớn hơn và hình thành bởi trọng lực riêng.

Nhà nghiên cứu Joe Renaud thuộc Đại học George Mason, Fairfax, bang Virginia (Mỹ), nói rằng: "Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng nhiệt lượng thủy triều làm cho các đại dương bị chôn vùi sâu hơn có thể tiếp cận được bằng các cuộc quan sát trong tương lai do chúng dịch chuyển lên gần bề mặt hơn.

Nếu chỉ có một lớp nước lỏng thì nhiệt bổ sung từ nhiệt lượng thủy triều sẽ làm cho lớp băng tiếp theo tan chảy. Chỉ có nước thôi không đủ để duy trì sự sống."

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, nhiệt lượng thủy triều cũng có thể làm tăng các lỗ thông hơi thủy nhiệt, có thể cung cấp các chất liệu cho sự sống.

Bí ẩn thành phố 'siêu hình' xuất hiện vào đêm không trăng gây ám ảnh giới khoa học(VietQ.vn) - Người ta tin rằng có một nơi ở Philippines gọi là “thành phố màu đen”, nơi này chính là cánh cổng vô hình dẫn sang thế giới của các linh hồn chỉ xuất hiện vào đêm không trăng, con người có thể bị lạc đường nếu đi qua đây.

Nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục tìm hiểu các quy trình để xác định đại dương nước lỏng có thể tồn tại bao lâu và thời điểm nào hình thành đại dương, năng lượng tiêu hao bao nhiêu trong quá trình tỏa nhiệt.

Liên quan tới việc các nhà khoa học tìm thấy sự sống ngoài Trái đất, trước đó trong cuộc họp báo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chính thức diễn ra vào 14h ngày 13/4/2017 (tức 1h sáng ngày 14/4/2017 theo giờ Việt Nam) tại hội trường James Webb, trụ sở NASA ở thủ đô Washington D.C, Mỹ.

Trong khuôn khổ cuộc họp báo, NASA tiết lộ những thông tin quý giá, tổng kết quá trình hơn 20 năm thực hiện sứ mệnh thăm dò sự sống của tàu vũ trụ Cassini và kính viễn vọng không gian Hubble trong Hệ Mặt trời.

Phát biểu khai mạc cuộc họp báo, ông Thomas Zurbuchen, Quản lý Ban sứ mệnh khoa học của NASA, cho biết những thông tin mà NASA sắp công bố là những điều mà NASA chưa từng đưa đến công chúng - Sự sống ở thế giới đại dương trong Hệ Mặt trời.

Các nhà thiên văn học nhận định, đại dương ngầm tồn tại trong các vệ tinh ở Hệ Mặt trời có thể là nơi thuận lợi cho sự sống sinh sôi nảy nở nếu có những điều kiện phù hợp.

Jim Green, Giám đốc Phòng Khoa học Hành tinh tại trụ sở của NASA, cho biết, vào năm 2005, trong quá trình thăm dò, tàu vũ trụ Cassini đã phát hiện thấy những cột vật chất chứa nước phun lên từ cực nam của mặt trăng Enceladus (của sao Thổ).

Bổ sung ý kiến của Jim Green, Linda Spilker, nhà khoa học thuộc dự án tàu vũ trụ Cassini, tại Phòng thí nghiệm Động lực phản lực của NASA, cho biết, robot của tàu vũ trụ Cassini đã đào sâu xuống bề mặt của mặt trăng Enceladus và phát hiện khí Hydro phụt lên từ kẽ băng nứt của Enceladus.

Linda Spilker, nhà khoa học thuộc dự án tàu vũ trụ Cassini, tại Phòng thí nghiệm Động lực phản lực của NASA, cho biết, việc tìm thấy khí Hydro tại Enceladus chính là mảnh ghép cuối cùng (sau khi phát hiện đại dương ngầm và khí CO2 tại đây) chứng minh: Đại dương của Enceladus có thể có những sinh vật đơn bào đang dần hình thành nên những dạng sống phức tạp hơn, giống như cách mà sự sống hình thành và phát triền trên Trái Đất thời nguyên thủy.

Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang