Sự thật ‘đẫm nước mắt’ về ngày Lễ tình nhân Valentine

authorHuyền Bùi 09:00 11/02/2018

(VietQ.vn) - Ngày Lễ tình nhân Valentine thực sự không phải “màu hồng” như nhiều người thường nghĩ, thậm chí nguồn gốc của ngày này còn đầy thương đau và đẫm nước mắt.

Sự thật đầy đau thương của ngày Lễ tình nhân Valentine

Đối với hầu hết mọi người, ngày Valentine là một ngày trao gửi yêu thương qua những tấm thiệp viết tay hình trái tim, là hoa, quà, trang sức... và quan trọng nhất là dành thời gian bên người họ yêu. Nhưng tại sao lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 14/2 hàng năm? Ngày lễ này được tổ chức thế nào ở nơi đầu tiên khởi sinh ra nó?

su-that-dam-nuoc-mat-ve-ngay-le-tinh-nhan-valentine

 Ngày Lễ tình nhân Valentine không thực sự màu hồng như nhiều người nghĩ. Ảnh: Pinterest

Hóa ra, không ai thực sự biết nguồn gốc chính xác của ngày Lễ tình nhân Valentine’s Day. Nhưng, theo những gì người ta đã biết về ngày lễ này thì nguồn gốc của nó không hoàn toàn chỉ có những điều lãng mạn.

Tên của ngày lễ được đặt theo tên Thánh Valentine, nhưng tại sao? Và là vị thánh Valentine nào? Bởi theo báo cáo của NPR, có đến hai người tên là Valentine được phong thánh trong những năm khác nhau.

Một Valentine là bác sĩ, linh mục người La Mã. Truyền thuyết về ông cũng là truyền thuyết được chấp nhận rộng rãi hơn cả về nguồn gốc ngày Lễ tình nhân Valentine’s Day. Truyền thuyết này đã được đăng tải trên Tạp chí The Boston Globe xuất bản năm 1965. Theo đó, ông bị hành hình vào khoảng năm 273 vì đã bí mật tổ chức lễ cưới cho các binh lính La Mã, trái với mệnh lệnh của Hoàng đế Claudius II. Thời gian đó, đế chế La Mã đang ở trong tình thế biến động, hỗn loạn vì chia cắt và chiến tranh. Hoàng đế đã ban lệnh cấm toàn bộ binh lính kết hôn vì cho rằng lấy vợ sẽ làm giảm sức chiến đấu của đội quân. Việc linh mục Valentine bí mật làm lễ thành hôn cho các cặp đôi bị phát hiện, người ta cho là ông đã chịu các hành hình dã man, bị đánh đập, ném đá và xử trảm vào ngày 14/2. Sau này ông được phong thánh và trở thành vị thánh bảo trợ cho tình yêu, hôn nhân hạnh phúc cho những người trẻ tuổi.

Theo Techtimes, một Valentine khác cũng tử vì đạo là giám mục sống ở Terni, Ý. Người ta nói rằng vị giám mục này cũng chống lại mệnh lệnh của Hoàng đế Claudius. Nhiều người tin rằng thánh Valentine trong truyền thuyết của Terni hay La Mã đều là cùng một người.

Truyền thuyết khác về lịch sử ngày Lễ tình nhân là câu chuyện về đức cha Valentine. Năm 250, Hoàng đế Decius ra lệnh trừng phạt những ai không tôn thờ Hoàng đế, nhắm vào những người theo đạo Cơ Đốc vì họ chỉ thờ Thượng đế. Nhiều người theo Cơ Đốc giáo đã bị bắt bỏ tù, trong đó có linh mục Valentine (bị bắt năm 268). Hoàng đế Decius tìm cách chiêu dụ linh mục Valentine – người vốn được dân La Mã tin yêu vì đức độ, hiểu biết, thông thái – nhưng không thành. Valentine bị giam ngục. Trong lúc bị giam cầm, do chữa khỏi bệnh cho con gái cai ngục Asterius nên Asterius đã cùng 46 người trong gia đình xin rửa tội theo đạo Cơ Đốc. Chính vì sự việc này, Hoàng đế Decius đã ra lệnh xử trảm linh mục Valentine vào ngày 14/2/270. Sự ra đi của linh mục Valentine khiến nhiều người dân xúc động, và tên của ông đã trở thành biểu tượng của tình yêu thương cao cả.

su-that-dam-nuoc-mat-ve-ngay-le-tinh-nhan-valentine

 Tranh vẽ Thánh Valentine ở Terni, Ý. Ảnh: Pinterest

Nhiều người cũng tin rằng Ngày thánh Valentine được Đức Giáo Hoàng Gelasius chọn lựa để thay thế cho lễ hội Lupercalia của người La Mã cổ vì lễ hội này dính dáng tới một lễ nghi tà giáo. Theo tục lệ, trong ngày hội Lupercalia, những người đàn ông ở truồng và say rượu được phép đánh đập người phụ nữ bằng da của động vật hiến tế còn đẫm máu. Người La Mã cổ đại tin rằng nghi lễ này sẽ làm tăng khả năng sinh đẻ của phụ nữ. Sau những trận đòn roi là một truyền thống kỳ lạ nữa. Những người đàn ông sẽ gọi ra một cái tên ngẫu nhiên để chọn người phụ nữ sẽ ở cùng họ đến cuối lễ hội. Nếu sự kết đôi thành công, họ có thể trở thành vợ chồng và sống với nhau.

Tuy nhiên, giáo sư Anh văn tại trường Đại học Kansas, ông Jack B. Oruch cho rằng thi sĩ Geoffrey Chaucer mới là “cha đẻ” của ngày Valentine, ngày lễ tình nhân mà chúng ta đều chào mừng ngày nay. Qua nghiên cứu, giáo sư Jack khẳng định rằng thi sĩ Geoffrey Chaucer có liên quan đến Ngày thánh Valentine, được thể hiện trong các tác phẩm của ông được xuất bản vào thế kỷ 14 là “Parlement of Foules” và “The Complaint of Mars”. Trong “Parlement of Foules”, Chaucer viết về lễ kỷ niệm ngày đính hôn giữa Vua Richard II của Vương quốc Anh với Công chúa  Anne xứ Bohemia. Đây cũng được coi là lần đầu tiên ngày Valentine trở thành dịp kết nối hai con người trong cuộc tình duyên lãng mạn. Bài thơ đề cập đến ngày Valentine như ngày những chú chim đi kiếm bạn tình. Vào thời điểm đó, ngày 14/2 cũng được coi là ngày đầu tiên của mùa xuân vì đây là thời điểm bắt đầu mùa những chú chim kết đôi và tìm kiếm bạn tình, hoàn toàn thích hợp để ca ngợi tình cảm lứa đôi.

su-that-dam-nuoc-mat-ve-ngay-le-tinh-nhan-valentine

 Geoffrey Chaucer là một trong những thi sĩ vĩ đại nhất của nước Anh. Ảnh: Pnterest

su-that-dam-nuoc-mat-ve-ngay-le-tinh-nhan-valentine
Ngày Thánh Valentine vào khoảng năm 1800. Ảnh: Universal History Archive 

Dù có hay không chuyện Chaucer là người khởi tạo ra ngày lễ Tình nhân như giáo sư Jack nhận định và còn những tranh cãi cho rằng Chaucer đề cập đến ngày 2/5 – ngày thánh theo lịch tế lễ của Valentine, Genoa – chứ không phải ngày 14/2,  nhưng không thể phủ nhận ông và nhà văn Shakespeare là những đại thi hào đã giúp truyền bá tình yêu thương tới tận ngày nay qua những áng văn, áng thơ bất hủ. Trong vở kịch Hamlet, William Shakespeare cũng đề cập đến ngày lễ tình nhân, để khắc họa rõ nét hơn nỗi đau của nhân vật Ophelia.

su-that-dam-nuoc-mat-ve-ngay-le-tinh-nhan-valentine
 Tấm thiệp Valentine’s Day của Hallmark từ năm 1929. Ảnh: Hallmark

Mãi sau này, ngày Valentine dần trở thành lễ kỉ niệm riêng dành cho cặp vợ chồng, tình nhân, đôi lứa đang yêu. Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Hall Brothers – công ty tiền thân của Hallmark (Mỹ) - đã bắt đầu bán thiệp cho ngày Valentine’s Day. Từ đó đến nay, ngoài thiệp chúc mừng, người ta còn nghĩ ra nhiều loại quà tặng khác được gắn mác là những tặng phẩm cho ngày Valentine như hoa hồng (loài hoa tượng trưng cho tình yêu), đồ trang sức, kẹo socola... và nhiều món quà ý nghĩa khác.

Vì sao lại trao nhau những cánh thiệp trong lễ tình nhân?

Từ một câu chuyện của chính vị thánh tình yêu Valentine được truyền lại rằng: Sau khi Valentine bị đẩy vào tù ngục, ông đã gửi một bức thư. Trong đó, Valentine gửi gắm những dòng tình cảm dạt dào đến người vợ trẻ của mình. Bức thư có câu: “Anh yêu em”. Cuối bức thư là dòng chữ "From your Valentine".

Có lẽ vì thế nên người ta nghĩ rằng đây chính là lời chúc mừng đầu tiên chưa bao giờ có trong ngày lễ tình nhân trước đó.

Hoa hồng có ý nghĩa gì trong ngày 14/2?

Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu bắt đầu từ những năm 1.700, khi vị hoàng đế Charles II của Thụy Điển đưa nghệ thuật thi ca của Ba Tư, được biết đến như một thứ ngôn ngữ của những loài hoa về châu Âu.

Trong suốt thế kỷ XVIII, những người phụ nữ yêu ngôn từ hoa mỹ đã vẽ lên vẻ đẹp rực rỡ của muôn hoa khoe sắc. Mỗi loài hoa đều mang theo thật nhiều thông điệp, nhiều ý nghĩa khác nhau về cuộc sống muôn màu.

Trong muôn loài hoa, những bông hồng đỏ thắm đã làm say đắm trái tim của nữ thần tình yêu Venus của thành Rome. Từ đó, loai hoa hồng là hiện thân của tình yêu đôi lứa.

Minh Trần (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang