Sự thật đằng sau giàn khoan Trung Quốc 981

author 13:13 13/05/2014

Lúc HD-981 được chế tạo hai năm trước, giàn khoan nước sâu này cùng với các giàn khoan tương tự khác đã được gọi là những lãnh thổ di động và vũ khí chiến lược để phát triển ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc. Khi đó, nhiều người đã phải vò đầu bứt tai suy nghĩ về những hàm ý sâu xa của những từ ngữ trên. Giờ thì ý nghĩa lớn nhất của tuyên bố trên không còn là điều bí ẩn nữa mà có thể gọi nó là “ngoại giao giàn khoan”.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Tiến sĩ A.L. Vu-ving (A.L. Vuving), Phó giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ, đã có bài viết đăng trên Tạp chí In-đô – Thái Bình Dương phân tích các ý đồ của Trung Quốc trong vụ hạ đặt giàn khoan sai trái trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Xin trích giới thiệu với bạn đọc bài viết:

Giàn khoan Trung Quốc ẩn chứa âm mưu nham hiểm

Giàn khoan Trung Quốc ẩn chứa âm mưu nham hiểm

Vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan hiện nay có thể có trữ lượng dầu rất nhỏ. Theo các nguồn tin từ ngành dầu khí Trung Quốc, trữ lượng hy-đrô các-bon dưới vị trí hiện thời của giàn khoan vẫn chưa được xác định. Thậm chí, nếu HD-981 có thể khoan tới 250 nghìn thùng mỗi ngày, có nghĩa là cao khoảng gấp đôi tổng sản lượng dầu của cả Bru-nây, thì cái giá phải trả về kinh tế và chính trị cho việc đơn phương khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác vẫn cao hơn nhiều các lợi ích thương mại đơn thuần. Việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc có lẽ để phục vụ những mục đích sau:

Thứ nhất và rõ ràng nhất là để thay đổi thực tế trên thực địa, tạo ra một tiền lệ cho Trung Quốc tiến tới khoan dầu ở vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác.

Một mục tiêu nữa là: HD-981 có thể được triển khai để tạo cớ cho Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Nó sẽ là một ADIZ mang các đặc điểm Trung Quốc, tương tự như ADIZ mà Bắc Kinh đã áp đặt ở biển Hoa Đông tháng 11-2013. Các kế hoạch nhằm thiết lập ADIZ ở Biển Đông được cho là được lập đồng thời với các kế hoạch cho ADIZ ở biển Hoa Đông.

Lúc HD-981 được chế tạo hai năm trước, giàn khoan nước sâu này cùng với các giàn khoan tương tự khác đã được gọi là những lãnh thổ di động và vũ khí chiến lược để phát triển ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc. Khi đó, nhiều người đã phải vò đầu bứt tai suy nghĩ về những hàm ý sâu xa của những từ ngữ trên. Giờ thì ý nghĩa lớn nhất của tuyên bố trên không còn là điều bí ẩn nữa mà có thể gọi nó là “ngoại giao giàn khoan”.

Ngày 12/5, trước sự manh động của tàu Trung Quốc, hai nhân viên kiểm ngư của tàu kiểm ngư Việt Nam là Đỗ Văn Cần và Nguyễn Văn Chinh đã dũng cảm đứng ra trước mũi tàu sử dụng vòi rồng để tự vệ và phun  nước lại phía các tàu Trung Quốc.

Chỉ trong thời gian ngắn, các tàu hải giám và hải cảnh của Trung Quốc rối loạn khiến các tàu Trung Quốc bị vỡ đội hình và không còn tấn công theo tốp như trước. Tuy nhiên, các tàu ngư chính và hải cảnh của Trung Quốc vẫn tiếp tục xả vòi rồng vào tàu kiểm ngư. Thuyền trưởng đã khôn khéo tránh, không để tàu Trung Quốc phun vòi rồng trực tiếp vào tàu.

Trong vòng hơn một giờ hung hãn tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam, các tàu Trung Quốc dường như cảm thấy các tàu kiểm ngư Việt Nam không hề bị nao núng nên họ rút lui hoàn toàn.

Các tàu hải giám, hải cảnhTrung Quốc thường xuyên chơi chiêu bẫy tàu Việt Nam để tạo dựng chứng cứ tàu cảnh sát biển Việt Nam, tàu kiểm ngư Việt Nam đâm va vào tàu Trung Quốc.

Thuyền trưởng Cao Duy cho biết sau khi Trung Quốc họp báo khẳng định rằng các tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc 171 lần nhưng không đưa ra bằng chứng nào nên họ cố tình tìm mọi cách để tạo bằng chứng giả khẳng định tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc.

Theo QĐND, Tuổi Trẻ

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang