Sự thật kinh hoàng về nước dấm đóng chai khiến bà nội trợ hoang mang

author 14:23 16/05/2016

(VietQ.vn) - Mới đây cơ quan chức năng đã phát hiện hàng hoạt cơ sở sản xuất nước dấm đóng chai bằng nước lã và Axít gây hoang mang dư luận.

Dấm là lại thực phẩm quen thuộc và thường được sử dụng trong những món ăn hàng ngày, nhưng chẳng mấy ai nghĩ rằng thứ nước chấm chua chua thanh thanh ấy lại được làm ra từ Axít, loại chất gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

Phát hiện dấm nếp Quê hương làm từ nước lã và axit

Phát hiện dấm nếp Quê hương làm từ nước lã và Axít

Người sản xuất dấm không có cái ‘tâm’ nghề nghiệp hay vì chạy theo lợi nhuận?. Mới đây theo báo Công an Nhân dân, ngày 11/5 phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với Công an xã An Tiến, huyện An Lão, TP Hải Phòng kiểm tra Công ty TNHH sản xuất và đầu tư thương mại Tùng Phát ở thôn Khúc Giản, xã An Tiến, huyện An Lão, TP Hải Phòng do ông Lê Văn Quyết, 35 tuổi làm giám đốc.

Thời điểm kiểm tra, Cảnh sát môi trường phát hiện công nhân công ty đang có hành vi dùng nước lã pha với Axít Axetic làm dấm ăn hiệu Quê Hương bán ra thị trường.

Tại hiện trường phát hiện ngoài một số chai dấm ăn thành phẩm còn trên 1.000 lít dấm đã được pha chế chứa trong téc inox, 2 can (loại 30l) chứa Axít Axetic và nhiều chau lọ nhựa, nhãn mác dấm hiệu Quê Hương.

Đội 6, phòng Cảnh sát môi trường đã lập biên bản bàn giao cho UBND huyện An Lão ra quyết định tiêu hủy 1.200 lít dấm ăn, 2 can Axít Axetic xử phạt hành chính 31,5 triệu đồng và đình chỉ hoạt động sản xuất dấm của công ty trong thời hạn 2 tháng.

Những chai dấm làm từ nước lã và axit chuẩn bị được tung ra thị trường

Những chai dấm làm từ nước lã và axit chuẩn bị được tung ra thị trường

Trước đó không lâu theo báo Đại đoàn kết, vào khoảng 11h sáng ngày 7/4, tại đường Thái Phiên (phường Hồng Sơn, thành phố Vinh (Nghệ An), lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường (Công an Nghệ An) kiểm tra, phát hiện 1 xe tải mang biển kiểm soát 37C - 00750 do tài xế Lê Văn Thanh (trú tại khối 11, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh) điều khiển, qua kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện chiếc xe này vận chuyển 30 thùng các tông, mỗi thùng chứa 24 chai nước dán nhãn mác giấm gạo Kim Quỳnh.

Tiếp tục làm rõ, tài xế Thanh thừa nhận mua số hàng này từ cơ sở của bà Nguyễn Thị Kim (trú tại khối Cộng Hòa, phường Vinh Tân, TP Vinh) và không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Từ lời khai của tài xế Thanh, lực lượng chức năng đã kiểm tra cơ sở này và phát hiện thêm 146 thùng dán mác giấm gạo Kim Quỳnh đang cất trong kho, 3 chiếc can loại 20 lít có ghi nhãn Acetic Acid (2 can đã sử dụng hết), hàng trăm chai nhựa loại 500 ml và 1,5 lít, 2.700 tem nhãn giấm gạo Kim Quỳnh chưa sử dụng.

Bước đầu, bà Kim khai nhận bắt đầu chế biến nước chua dạng giấm từ tháng 9/2015, số acetic acid này được mua tại Thừa Thiên - Huế. Để tạo thành giấm gạo, bà Kim dùng Axít pha với nước lã rồi đóng vào chai (loại 500 ml và 1,5 lít) theo công thức 1 lít Axít pha với 100 lít nước lã sẽ cho ra khoảng 101 lít nước giấm gạo.

Được biết, mỗi ngày cơ sở này sản xuất được 15 thùng (mỗi thùng có 24 chai) và bán với giá 25.000 đồng/thùng. Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Nghệ An) đã lấy mẫu xét nghiệm để xác định mức độ độc hại của sản phẩm, tạm giữ và niêm phong toàn bộ số giấm gạo nêu trên. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra mở rộng.

>>Hiểm họa không ngờ từ hạt mơ 

Minh Thảo (T/h)

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang