Sự thật "thủy quái" giống rồng tại Đà Nẵng

author 09:23 07/06/2014

Thủy quái giống rồng mà ngư dân vừa câu được tại Đà Nẵng được ngư dân gọi là cá Hố Phướng, còn các nhà khoa học gọi nó là cá mái chèo (tên khoa học là Oarfish thuộc họ cá Regalecidae). Loại cá này thường sống dưới độ sâu hàng nghìn mét trong lòng biển.

Theo các nhà khoa học, cá Mái chèo (cá Đai biển) xuất hiện ở gần bờ là chuyện hy hữu nhưng không phải bất thường hay báo điềm dữ hoặc dấu hiệu sắp có động đất. Dân câu của câu lạc bộ câu cá Hải Vân bắt được chú Dân câu của câu lạc bộ câu cá Hải Vân bắt được chú "cá khủng" .

Theo tin tức trên diễn đàn câu lạc bộ câu cá Đà Nẵng Hội An đăng tải ngày 2/6, một “bạn câu” trong CLB Hải Vân trong lúc đi câu gành Chân Mây đã câu được một chú cá Hố Phướng dài 4.2m, cân nặng 29.6 kg, đoạn thân to nhất chiều ngang đến 30 cm.

“Với dụng cụ câu là cần surf 4.2m, cước trục 0.4mm, lưỡi câu lục (bộ môn mới của câu cá nhoái ven bờ). Sau hơn 40 phút giằng co, cộng với trợ giúp của bạn câu đi cùng đã chiến thắng một chú cá Hố phướng. Có lẽ ghi nhận đây là kỷ lục của loại này đến bây giờ của câu gành”, một thành viên viết trên diễn đàn.

Theo anh Sơn, một thành viên trong câu lạc bộ Câu cá Đà Nẵng Hội An, Hố Phướng là một loài cá hiếp gặp ở vùng ven bờ biển. Đây là lần đầu tiên dân câu câu được loại cá này.

“Thường cá này ở ngoài khơi chứ không bơi trong bờ, từ trước đến nay chỉ có người dân đánh lưới ngoài khơi mới bắt được một số lần còn với dân câu Việt Nam đây là lần đầu tiên”, anh Sơn cho biết.

Con thủy quái giống rồng vừa câu được tại Đà Nẵng

Con thủy quái giống rồng vừa câu được tại Đà Nẵng

Theo một số nhà khoa học, căn cứ vào bức ảnh chụp cho thấy đây là một con cái mái chèo hay còn gọi là cá đai biển (tên khoa học là Oarfish thuộc họ cá Regalecidae). Loại cá này thường sống dưới độ sâu hàng nghìn mét trong lòng biển.

Về việc, một số ngư dân, dân câu gọi loại cá này là “thủy quái”, các nhà khoa học cho rằng là bởi loại cá này thường sống ở độ sâu nghìn mét dưới lòng biển; thân hình to, dài và có hình thù khác các loại cá bình thường, nhất là phần đầu và ngũ sắc trên lưng.

Trao đổi với phóng viên, ông Chu Anh Khánh - phó trưởng phòng phòng kỹ thuật nuôi sinh vật biển, Bảo tàng Hải dương học cho biết, việc ngư dân bắt được cá Hố phướng (cá đai biển, cá mái chèo) không phải là hiếm. Tuy nhiên, theo quan niệm tín ngưỡng, khi cá mắc lưới còn sống thì ngư dân thường thả lại ra biển, nếu chết thì mang đi chôn để tránh gặp phải những chuyện không may.

Trước thông tin trên một số bài báo nước ngoài cho rằng: “theo niềm tin truyền thống của người Nhật Bản, nếu cá mái chèo xuất hiện nhiều thì rất có thể sẽ có một trận động đất xảy ra”, ông Khánh khẳng định chưa từng nghe, đọc trong các tài liệu khoa học nghiên cứu cũng như thông tin về loài cá này.
Theo ông Khánh, loài cá này thường sống ở sâu dưới biển nên chuyện dân câu câu được là rất hiếm nhưng không phải bất thường, báo hiệu sắp có động đất hay là điềm xấu như quan niệm của một số ngư dân.

“Các loài cá sống ở đáy biển sâu thường nhạy cảm hơn với những tác động của chuyển động đứt gãy. Tuy nhiên, trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và về loại cá này tôi chưa từng thấy có thông tin nói rằng sự xuất hiện của loài cá có thể báo hiệu một trận động đất xảy ra”, ông Khánh nói.

Lý giải việc chú “thủy quái” này xuất hiện gần bờ, ông Khánh cho rằng, nếu chú cá đã chết thì có thể bị trôi dạt theo thủy triều từ biển vào. Trong trường hợp chú cá còn sống thì có thể do khi rượt đuổi với các con cá khác, vô tình lạc vào khu vực gần bờ và chưa tìm được lối ra. Cũng có thể, chú cá này bị thương khi mắc phải lưới đánh cá ngoài khơi nên đuối sức, dạt vào bờ.

“Việc chú cá này xuất hiện ở khu vực gần bờ là trường hợp đột biến chứ không phải bất thường và không hàm chứa điềm gì như quan niệm của một số người”.

Theo Tiền Phong

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang