Sự thật về sản lượng điện được sản xuất ra từ các nhà máy điện hạt nhân

author 06:58 12/01/2015

(VietQ.vn) - Hàng trăm lò phản ứng hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới, mỗi năm chỉ đóng góp được 11% sản lượng điện năng cho thế giới.

Sự kiện: Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Tin tức từ Cục An toàn bức xạ và hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho thấy, Ấn Độ, Trung Quốc, Liên Bang Nga, Châu Âu, Mỹ... là những nước và khu vực có tiềm năng, năng lực điện hạt nhân lớn nhất thế giới. Hàng năm, lượng điện sản xuất ra từ các nhà máy điện hạt nhân của các nước và khu vực này chưa đáng kể và nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc đang nâng dần số lượng nhà máy điện hạt nhân của mình lên trong tương lai gần.

Theo nhận định của các chuyên gia điện hạt nhân, sở dĩ các nước hướng tới điện hạt nhân là vì hiện nay KH&CN đang phát triển mạnh và con người đã làm chủ, kiểm soát được nhiều loại nguồn năng lượng quan trọng, trong đó có nguồn năng lượng điện hạt nhân. Sử dụng điện hạt nhân là một nhu cầu tự thân và tất yếu với tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Điện hạt nhân sẽ góp phần giảm bớt việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, phụ tải đáng tin cậy, nguồn cung ổn định và không gây phát thải khí CO2 ra môi trường.

Điện hạt nhân mang lại nguồn năng lượng bền vững

Điện hạt nhân mang lại nguồn năng lượng bền vững. Ảnh minh họa

Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có 436 lò phản ứng có khả năng vận hành với tổng công suất 377,7Gwe, so với năm 2014 một lò phản ứng. Hiện cũng có khoảng 70 lò phản ứng đang được xây dựng với tổng công suất gần 74 Gwe.

Hiện có 56 quốc gia đang vận hành khoảng 240 lò phản ứng nghiên cứu và hơn 180 lò phản ứng hạt nhân cung cấp năng lượng cho khoảng 150 tàu và tàu ngầmTrong số đó có 16 quốc gia phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân để sản xuất ít nhất một phần tư sản lượng điện của đất nước.

Các quốc gia như Pháp sản xuất khoảng 3/4 điện năng từ năng lượng hạt nhân; Bỉ, Cộng hòa Czech, Hungary, Slovakia, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Slovenia và Ukraina sản xuất trên 1/3. Hàn Quốc, Bungari và Phần Lan thường có trên 30% điện năng từ năng lượng hạt nhân; Hoa Kỳ, Anh, Tây Ban Nha và Liên Bang Nga có gần 1/5 điện năng từ năng lượng hạt nhân.

Nhật Bản từng dựa vào năng lượng hạt nhân với hơn 1/4 sản lượng điện và dự kiến sẽ quay trở lại mức đó.

Theo tìm hiểu, hiện Chính phủ Trung Quốc dự kiến tăng công suất phát điện lên 58 GWe với hơn 30 GWe đang xây dựng cho tới 2020. Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành 17 lò phản ứng hạt nhân mới trong giai đoạn 2002-2013, và khoảng 30 lò phản ứng hiện đang được xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng vào cuối năm 2014, bao gồm 4 tổ máy AP1000 của Westinghouse đầu tiên trên thế giới và một nhà máy với lò phản ứng nhiệt độ cao làm mát bằng khí.

Trung Quốc đang bắt đầu tiếp thị xuất khẩu một thiết kế lò phản ứng tỷ lệ nội địa hóa cao. Việc nghiên cứu và phát triển về công nghệ lò phản ứng hạt nhân của Trung Quốc không hề thua kém các nước khác.

Đối với Ấn Độ, nước này có 14,5 GWe công suất điện hạt nhân lên lưới điện tới năm 2020 như một phần của chính sách năng lượng nước. Bao gồm các lò phản ứng nước nặng, nước nhẹ và các lò phản ứng tái sinh nhanh.

Có 7 lò phản ứng hạt nhân đang hoặc sắp được xây dựng, gồm cả thiết kế trong và ngoài nước, bao gồm lò phản ứng tái sinh nhanh nguyên mẫu 500 MWe. Việc này sẽ đưa chương trình sử dụng thorium đầy tham vọng của Ấn Độ sang giai đoạn 2, và xây dựng quy hoạch cho việc sử dụng cuối nguyên tố thori phong phú của đất nước làm nhiên liệu lò phản ứng.

Hồng Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang