Sữa chua Yakult "lách luật" quảng cáo láo?

author 13:59 02/10/2012

(VietQ.vn) - Theo tờ Business Week, Yakult đã lợi dụng môi trường pháp lý về tiêu chuẩn thực phẩm lỏng lẻo và sản phẩm nội địa nhiều tai tiếng ở Ấn Độ và Trung Quốc để khai thác lợi nhuận.

Ông Martin Jochum, Cơ quan quản lý tài sản bền vững, Zurich, Thụy Sỹ nhận xét: "Châu Á hiện là mảnh đất màu mỡ cho các nhà sản xuất chế phẩm sinh học. Môi trường pháp lý ở châu Á có rất nhiều thuận lợi hơn so với châu Âu và có rất nhiều người tiêu dùng tìm đến những sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng vượt trội. "

Tại Trung Quốc, sữa chua men vi sinh Yakult của công ty Yakult Honsha, Nhật Bản đã leo lên vị trí thứ 3 trong số các đồ uống từ men vi sinh ở Trung Quốc, với doanh số 174 triệu USD trong năm 2010. Các quảng cáo của Yakult tại Trung Quốc và Đài Loan nhấn mạnh tác dụng làm tăng vi khuẩn có lợi cho hệ miễn dịch và tăng lượng vi khuẩn hữu ích để cải thiện và bảo vệ đường ruột.

Từ năm 2008, Yakult liên doanh với Danone để phát triển tại thị trường Ấn Độ. Với hình thức quảng cáo khá đặc biệt, Yakult thuê 250 nữ bán hàng và gọi là Ladies Yakult (Những cô gái Yakult), đến từng nhà để chào bán sản phẩm. Cách quảng bá này giúp Yakult tăng doanh số bán hàng tại Ấn Độ ít nhất là 60% mỗi năm.

Chiến dịch bán hàng hiệu quả của Yakult tại Ấn Độ
Chiến dịch bán hàng hiệu quả của Yakult tại Ấn Độ

Tuy Yakult được tiêu thụ mạnh mẽ ở 32 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng sản phẩm này vấp phải sự chỉ trích nặng nề tại Mỹ và châu Âu.

Ủy ban ban An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA), cơ quan kiểm định thực phẩm hàng đầu châu Âu tuyên bố những sản phẩm được sản xuất từ men vi sinh như sữa chua Yakult không thể chứng minh được tác dụng cải thiện hệ miễn dịch cũng như bổ trợ tiêu hóa như quảng cáo.

Theo EFSA, lời quảng cáo “sữa chua men vi sinh chứa hàng tỷ vi khuẩn hữu ích giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cơ thể tiêu hóa tốt hơn và tạo hàng rào bảo vệ cơ thể mạnh mẽ hơn” là không thể chấp nhận được bởi quá chung chung và chưa được chứng minh được hiệu quả.

Năm 2010, một sản phẩm sữa chua men vi sinh khác của Danone là Actimel phải rút lại lời quảng cáo có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống bệnh tiêu chảy tại thị trường châu Âu. Những quảng cáo về tác dụng của men vi sinh hiện không được phép lưu hành tại châu Âu. EFSA và nhiều cơ quan kiểm định tiêu chuẩn thực phẩm khác sẽ kiểm duyệt những sản phẩm này như thuốc chữa bệnh chứ không phải sản phẩm giải khát thông thường.

Mới đây tại Mỹ, Danone đã bị cấm quảng cáo về tác dụng phòng chống cúm và cảm lạnh của sữa chua Activia và DanActive. Danone phải trả 21 triệu USD tiền phạt cho Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và 39 tiểu bang, đồng thời chấp nhận không sử dụng các ngôn từ gây hiểu lầm về tác dụng của nước giải khát và thuốc chữa bệnh của sản phẩm.

Nhiều nghiên cứu xác minh độ tin cậy của dòng sản phẩm sữa chua men vi sinh đã được Mỹ và châu Âu tiến hành. Tuy nhiên, hầu hết kết quả của các nghiên cứu này đều chống lại những lời quảng cáo “ngọt ngào” của doanh nghiệp.

Sữa chua men vi sinh chưa thể chứng minh được tác dụng

Một nghiên cứu của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA), Anh Quốc đã chứng minh rằng không phải tất cả các chủng vi khuẩn được sử dụng trong chất bổ sung men vi sinh có thể sống sót qua toàn bộ hệ thống tiêu hóa. Duy nhất có một chủng vi khuẩn trong sản phẩm thử nghiệm sống sót.

Vấn đề được đặt ra là nếu men vi sinh thực sự có tác dụng vượt trội thì khi hấp thụ chúng qua đường tiêu hóa, các loại lợi khuẩn có thể sống sót nổi khi đi qua đường tiêu hóa, tiếp xúc với acid mật và các enzym tiêu hóa khác nhau, trước khi chúng đến ruột phát huy tác dụng.

Trong chương trình The Truth About Food (Sự thật về thực phẩm) của BBC, một nghiên cứu nhỏ để tìm hiểu sự gia tăng lợi khuẩn trong cơ thể người. Hai nhóm tình nguyện viên được chăm sóc bởi 2 chế độ ăn khác nhau. Một nhóm tập trung vào các sản phẩm trái cây như như tỏi, chuối và tỏi tây, nhóm còn lại tập trung bổ sung các sản phẩm từ men vi sinh như sữa chua Yakult.

Mục đích của nghiên cứu là gia tăng sự phát triển của các vi khuẩn có lợi đã có mặt trong ruột. Vào cuối nghiên cứu, đường ruột của mỗi nhómđược tái phân tích để kiểm tra chế số lượng gia tăng lợi khuẩn. Kết quả cho thấy lượng lợi khuẩn trong ruột của nhóm được ăn trái cây tăng 133 triệu vi khuẩn còn nhóm sử dụng sản phẩm men vi sinh thì lượng gia tăng không đáng kể.

Tạp chí Y khoa Anh cũng tiến hành thử nghiệm để xác minh hiệu lực trị bệnh tiêu chảy từ vi khuẩn mang tên Clostridium difficile. Nghiên cứu bao gồm 135 bệnh nhân trên 50 tuổi từ các bệnh viện khác nhau, ngẫu nhiên chia làm hai nhóm. Một nhóm sử dụng sữa chua men vi sinh trong quá trình điều trị, nhóm kia được uống sữa lắc truyền thống của Anh. Mỗi bệnh nhân được thực hiện để uống chuẩn bị của họ hai lần một ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Sau nghiên cứu, có 17% bệnh nhân uống sữa lắc tăng lợi khuẩn trong đường ruột trong khi không có bệnh nhân nào sử dụng sữa chua men vi sinh gia tăng lợi khuẩn.

Ngành công nghiệp men vi sinh hiện phản bác những nhận xét và thí nghiệm của các tổ chức khoa học từ Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, nếu các công ty sản xuất sữa chua men vi sinh không thể chứng minh đầy đủ những hiệu quả của mình thì rất có thể họ sẽ bị cấm tiêu thụ tại 2 thị trường này cho tới khi đính chính và loại bỏ nhãn hiệu với công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật.

Anh Trịnh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang