Sửa đổi tiêu chí dự án công nghệ cao

author 06:59 27/05/2015

(VietQ.vn) - Bộ KH&CN vừa ban hành dự thảo tiêu chí dự án áp dụng công nghệ cao để được hưởng các ưu đãi...

Bộ KH&CN ban hành Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 32/2011/TT-BKHCN năm 2011 quy định về việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao (sau đây gọi tắt là Thông tư số 23/2011/TT-BKHCN).

Ban hành tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao
Ban hành tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao

Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2011/TT-BKHCN: Công nghệ được sử dụng trong dự án ứng dụng công nghệ cao phải là  công nghệ thế hệ mới và thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ”; Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001, CMM hoặc GMP (tuỳ theo đặc thù dự án ứng dụng công nghệ cao áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế)”

Sửa đổi Khoản 1 Điều 3 như sau: Sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ”; Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt các tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001, CMM hoặc GMP (tuỳ theo đặc thù dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế)”.

Sửa đổi Khoản 1 Điều 4 như sau: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Giám đốc Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao (sau đây gọi là Văn phòng Chứng nhận) xem xét, trong trường hợp cần thiết sẽ tổ chức đoàn kiểm tra xuống kiểm tra thực tế tại tổ chức, cá nhân trước khi thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.”

Sửa đổi Khoản 1 Điều 7 như sau: Nguồn kinh phí thẩm định hồ sơ và kiểm tra doanh nghiệp được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp hàng năm cho Văn phòng Chứng nhận”

Sửa đổi Khoản 2 Điều 8: Thay thế các Biểu mẫu quy định tại Khoản 2 Điều 8 kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN (Biểu B2-TMDAUD; Biểu B2-TMDNTLM; Biểu B2-TMDNCNC) bằng Biểu mẫu kèm theo Thông tư này.

Sửa đổi Điều 9 như sau: Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận theo định kỳ 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả hoạt động (theo mẫu.. phụ lục….) và Báo cáo tài chính có kiểm toán (trong đó có Phụ lục chi tiết số liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định, có xác nhận của Kiểm toán) về Văn phòng Chứng nhận.

Hàng năm, Văn phòng Chứng nhận kiểm tra báo cáo của tổ chức, cá nhân và  thành lập đoàn kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng nhận theo Quy chế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.”

Văn phòng Chứng nhận là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định; kiểm tra và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ những vấn đề vượt quá thẩm quyền.”

Nhật Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang