Sức khỏe ‘xuống dốc’ không phanh vì uống trà đá sai cách

author 07:25 14/10/2016

(VietQ.vn) - Trà đá là thức uống rẻ tiền, có thể nhâm nhi cùng bạn bè ở bất cứ đâu nhưng nếu uống sai cách, trà đá có thể gây hại sức khỏe.

Trá đá là thức uống rẻ, tiện nhưng lại hại vô cùng nếu uống sai cách.

Trá đá là thức uống rẻ, tiện nhưng lại hại vô cùng nếu uống sai cách. Ảnh minh họa 

Sở dĩ, trà đá được nhiều người ưa thích vì dân dã, phổ biến, giá rẻ, có thể nhâm nhi kèm các loại kẹo lạc, quả cóc... chuyện trò cùng bạn bè. Tuy nhiên, ít ai biết, nếu uống sai cách, trà đá có thể gây hại sức khỏe. Chuyên gia khuyên bạn nên tránh những  sai lầm khi uống trà sau đây để sức khỏe không bị "xuống dốc", ngộ độc hay già trước tuổi.

Pha trà không tráng rửa dễ ngộ độc vì tồn dư thuốc trừ sâu

Ngày nay, quy trình sản xuất trà đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Các công đoạn chế biến chè từ khi gieo trồng, thu hoạch cho đến chế biến đều ít nhiều thiếu vệ sinh, dư lượng thuốc trừ sâu và các chất có hại sẽ tồn đọng trong chè khô. Vì vậy, khi uống trà, cần phải tráng rửa trà nước đầu tiên, thậm chí phải cần đến vài lần tráng nước sôi rồi mới om nước để uống, nhằm loại bỏ bớt dư chất độc hại.

Viêm họng vì uống trà quá lạnh

Trà nên được pha ở nhiệt độ nhất định, lý tưởng là khoảng từ 56 đến 62 độ C. Khi pha trà ở nhiệt độ cao, trà quá đậm có thể gây ảnh hưởng đến hương vị của trà. Ngoài ra, uống trà quá nóng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống trà quá lạnh. Bởi trà lạnh được cho là gây đờm, dễ viêm đau họng, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa lạnh.

Gây ngộ độc nếu uống trà được hãm từ lâu

Lựa chọn nước mắm theo độ đạm, người tiêu dùng nhận biết thế nào?(VietQ.vn) - Để phân biệt giữa nước mắm nguyên chất và nước mắm công nghiệp, nhiều người đã căn cứ vào lượng đạm và cho rằng lượng đạm càng cao, nước mắm càng tốt.

Trà cần được uống ngay sau khi bạn đã pha. Dĩ nhiên, uống trà mới pha sẽ thơm, ngon, đậm hương vị trà. Tuy nhiên, một số quán cóc ven đường vì lợi nhuận thường pha trà từ lâu nên dễ bị mất hương vị thơm ngon và có thể bán trà ôi thiu cho khách hàng. Nếu uống những tách trà này dễ gây đau bụng, ngộ độc.

Run chân tay vì uống trà lúc đói

Nhiều người có thói quen uống trà trước bữa ăn, thậm chí uống cùng lúc khi đang ăn. Thói quen này vô tình làm giảm tiết dịch dạ dày, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn cafein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác. Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ tạo điều kiện cho “lạnh” xâm nhập cơ thể, ảnh hưởng hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.

Mắc bệnh thiếu máu nếu uống trà ngay sau bữa ăn

Trà chứa nhiều axit tannic, chất này có thể phản ứng với sắt trong thực phẩm vào bữa ăn sẽ sản sinh ra các chất mới khó để hòa tan. Theo thời gian, thói quen uống trà sau bữa ăn duy trì lâu sẽ gây thiếu hụt sắt, thậm chí, uống trà sau bữa ăn lâu sẽ gây ra bệnh thiếu máu. Bạn nên uống trà cách một giờ trước và sau bữa ăn, lúc bụng không quá đói hoặc quá no.

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, trong một cốc 100ml trà đá có chứa khoảng 50-100mg chất oxalate và còn có axit tannic - một chất gây khó tiêu và ngăn cản sự tổng hợp sắt. Nếu bạn đã ăn những thực phẩm có nồng độ oxalate cao thì không nên uống các sản phẩm liên quan đến trà sau đó.

Uống trà để qua đêm dễ nhiễm vi khuẩn

Nhiều người mới nấu chè từ tối hôm trước, vẫn còn ấm nóng mà không uống hết, tiếc của thì sẽ để đến tận sáng hôm sau để uống tiếp. Trên thực tế, đồ ăn thức uống để qua đêm có khả năng sẽ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Không những thế, trà càng ngâm trong nước lâu, những tồn dư chất trừ sâu hoặc tạp chất, kim loại nặng trong quá trình sản xuất sẽ đủ thời gian để tan vào nước chè, gây nguy hiểm cho sức khỏe một cách nghiêm trọng.

 Uống trà để qua đêm dễ nhiễm khuẩn.

 Uống trà để qua đêm dễ nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa

Nhai cuống lá chè

Nhiều người nghĩ rằng nhai cành hoặc rễ hay lá chè có thể giúp loại bỏ mùi hôi miệng. Sau khi uống nước chè, nhiều người lấy cành chè trong bã chè nhai hàng ngày như một thói quen. Trên thực tế, chè mua ngoài chợ không rõ nguồn gốc, có những loại chè bị phun thuốc quá nhiều, dư lượng thuốc sẽ tích tụ tại đây, nhai cuống chè sẽ nhai nuốt luôn phần chất độc hại đó. Vì vậy, tốt nhất bạn nên từ bỏ thói quen này.

Những ai không nên uống trà

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, những bệnh nhân mắc sỏi thận, suy thận là những người không nên sử dụng trà đá và các sản phẩm có chứa nhiều oxalate thường xuyên.

Ngoài ra, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và những người mắc bệnh tiêu hóa không nên uống trà vì 2 chất oxalate và axit tannic sẽ phản ứng với sắt trong dạ dày lâu ngày khiến bạn bị thiếu sắt và ăn uống khó tiêu, cản trở cho sự hấp thụ trao đổi chất ở cơ thể.

Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nếu uống nhiều trà đá sẽ gây nên tình trạng thiếu máu. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ở người già, việc uống nhiều trà đá lại là nguy cơ dẫn đến việc mất ngủ, căng thẳng. Để đảm bảo sức khỏe, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, người bình thường chỉ nên uống 1-2 cốc trà mỗi ngày.ậu quả dễ gây táo bón, ảnh hưởng đến sức khỏe.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang