Sức mạnh '3 trong 1' của tên lửa SM-6 thừa sức tàn phá mọi chiến hạm khổng lồ

author 06:29 02/10/2016

(VietQ.vn) - Tên lửa SM-62 của Hải quân Mỹ vừa thực hiện thành công cú đánh chặn phòng không tầm xa nhất trong lịch sử.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tàu tuần dương chở tên lửa SM-6.

 Tàu tuần dương chở tên lửa SM-6. Ảnh: Kiến Thức

Trong cuộc thử nghiệm Hệ thống Kiểm soát Hỏa lực - Phòng không Tích hợp (NIFC-CA) diễn ra mới đây ở mũi Mugu, California, VNE ghi nhận, tàu Princeton đã xử lý thành công dữ liệu truyền về từ một cảm biến trên không và phóng tên lửa tầm xa SM-6 tiêu diệt mục tiêu ngoài đường chân trời.

Theo giới quân sự Mỹ, đây là cú đánh chặn phòng không xa nhất từ trước tới nay của tàu chiến Mỹ, phá vỡ kỷ lục về tầm bắn do chính tên lửa SM-6 lập được trên tàu khu trục tên lửa USS John Paul Jones tại căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương hồi tháng một. Cuộc thử nghiệm mới nhất cũng đã chứng tỏ hiệu quả của NIFC-CA trong khái niệm chuỗi tiêu diệt trên biển. 

Tàu tuần dương Mỹ

Tàu tuần dương Mỹ. Ảnh: VNE 

NIFC-CA là một chương trình lớn gồm 4 thành tố trụ cột đóng vai trò như một chuỗi tiêu diệt cho hạm đội tàu chiến mặt nước: Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Baseline 9.0, Mạng cảm biến thời gian thực CEC, máy bay trinh sát E-2D Hawkeye và tên lửa SM-6.

Theo tìm hiểu của Kiến Thức, SM-6 là một tên lửa đa năng có thể thực hiện nhiệm vụ phòng không, đánh chặn tên lửa đạn đạo và diệt hạm. Tên lửa SM-6 sử dụng đầu dò radar bán chủ động và liên kết mạng điều khiển hỏa lực hàng hải tích hợp (NIFC) có thể tấn công các mục tiêu ngoài tầm điều khiển của radar trên tàu phóng.

Sau khi phóng, SM-6 được dẫn hướng bằng radar trên máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2D Advanced Hawkeyes cho phép tấn công các mục tiêu ngoài đường chân trời. Giới hạn đường chân trời đối với radar AN/SPY-1D trên các tàu khu trục Aegis khoảng 460 km đối với mục tiêu bay ở độ cao 9,1 km.

Tuy nhiên, để tấn công các mục tiêu ở cự ly 550km, tên lửa cần sự hỗ trợ của E-2D. Radar lắp trên máy bay E-2D có thể phát hiện các mục tiêu trên không và trên biển.

Chiêm ngưỡng hình ảnh tàu phá băng hạt nhân Arktika mạnh nhất hành tinh(VietQ.vn) - Được trang bị tới 2 lò phản ứng hạt nhân, tàu phá băng Arktika của Nga cho đến thời điểm này vẫn mạnh nhất thế giới.

Tên lửa SM-6 sử dụng cơ chế dẫn đường thông qua radar bay E-2D có thể tấn công tàu chiến đối phương ở cự ly 250 km, tương lai sẽ được nâng lên 370 km. Như vậy, với việc sử dụng SM-6 cho mục đích chống hạm, Hải quân đã có vũ khí tấn công tàu chiến đối phương gấp đôi tầm bắn của tên lửa Harpoon.

Tên lửa SM-6 có tốc độ rất nhanh, khoảng Mach 3,5 (4.287 km/h) nên động năng sinh ra từ vụ va chạm rất lớn đủ sức để tiêu diệt tàu chiến đối phương.

Được biết, các tàu chiến hiện đại không phải là những chiến hạm bọc thép như những thiết giáp hạm trong Thế chiến II nên tốc độ nhanh của tên lửa đủ sức xuyên qua vỏ tàu. Một vụ nổ từ bên trong cho dù với đầu đạn nhỏ cũng đủ gây thiệt hại lớn, thậm chí nhấn chìm những chiến hạm khổng lồ.

Tên lửa SM-6 có thể xuyên thủng mọi chiến hạm khổng lồ.

Tên lửa SM-6 có thể xuyên thủng mọi chiến hạm khổng lồ. Ảnh: Kiến Thức

Theo sự nhận định của nhà phân tích quân sự Mỹ, tên lửa SM-6 đủ sức gây thiệt hại nặng với các tàu khu trục loại lớn như Type-052D của Trung Quốc.

Với uy lực vô đối của tên lửa SM-6 cùng sự kết hợp được dẫn hướng bằng radar trên máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2D Advanced Hawkeyes, Hải quân Mỹ có trong tay vũ khí “3 trong 1” giúp đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau mà không cần phải bổ sung thêm vũ khí mới. 

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang