Sức mạnh kinh hoàng tên lửa SM-3 Block IIA Mỹ và Nhật Bản phát triển

author 19:30 06/02/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa SM-3 Block IIA mà Mỹ đang hợp tác phát triển có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 1.500km bên ngoài khí quyển.

Theo đó, báo An Ninh Thủ Đô cho biết, Nhật Bản và Mỹ đã bắt đầu phát triển tên lửa Standard Missile (SM)-3 Block IIA từ năm 2006, trong đó mỗi nước đóng góp 1 tỷ USD, với mục tiêu tạo ra một phương tiện nâng cao khả năng bảo vệ quốc gia trước các nguy cơ bị tấn công tên lửa đạn đạo.

Vào năm 2015, Cơ quan mua sắm, công nghệ và hậu cần Nhật Bản (ATLA) cho biết, Nhật Bản và Mỹ có kế hoạch hoàn thành việc phát triển tên lửa đánh chặn trên biển SM-3 Block IIA vào mùa xuân năm 2017.

Tên lửa SM-3 Block IIA có chiều dài 6,55m, sải cánh 1,53m, sử dụng 4 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Nó được xây dựng dựa trên biến thể SM-3 Block IB và có khả năng dò tìm mục tiêu tốt hơn.

Tên lửa SM-3 Block IIA có khả năng bắn 2500km. Ảnh: An Ninh Thủ Đô

Tên lửa SM-3 Block IIA có khả năng bắn 2500km. Ảnh: An Ninh Thủ Đô

Theo National Interest, tên lửa SM-3 Block IIA có tầm bắn 2.500km và tầm cao tiêu diệt mục tiêu 1.500km, tức là gấp 3 lần phiên bản SM-3 Block IA/B với tầm bắn 700 km, độ cao đánh chặn 500km. Vận tốc tối đa của SM-3 Block IIA nhanh gấp 15 lần tốc độ âm thanh, vào khoảng 5,6 km/s.

Theo tiết lộ của giới chức quân sự, tên lửa SM-3 Block IIA đã trải qua 2 bài thử nghiệm khả năng bay vào tháng 6 và 12/2015. Theo giám đốc chương trình SM-3 của công ty Raytheon, ông Amy Cohen, cuộc thử nghiệm đánh chặn đầu tiên của tên lửa này sẽ diễn ra vào cuối năm 2016. Các nhà phát triển sẽ kiểm tra khả năng dò tìm mục tiêu và sức công phá của đầu đạn khi SM-3 Block IIA mang nhiệm vụ tiêu diệt một tên lửa đạn đạo tầm trung.

Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) cho biết, tên lửa SM-3 Block IIA mới sẽ nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu, bao gồm cơ sở mới thành lập ở Romania và chuẩn bị là một cơ sở khác tại Ba Lan vào năm 2018. Ngoài ra, Mỹ sẽ trang bị các tên lửa SM-3 Block IIA lên các hệ thống đánh chặn Aegis của tàu tuần dương lớp Ticonderoga, tàu khu trục lớp Arleigh Burke và lớp Zumwalt, còn Nhật Bản sẽ sử dụng tên lửa này trên các tàu khu trục lớp Atago và các tàu thế hệ mới khác.

Theo kế hoạch, tin tức trên báo Đất Việt, Mỹ sẽ trang bị SM-3 Block IIA trên khoảng trên 100 chiến hạm, bao gồm các tuần dương hạm lớp Ticonderoga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke và khu trục hạm lớp Zumwalt...

Tên lửa Tomahawk Block IV phiên bản mới 'siêu thông minh' của Mỹ có gì đặc biệt(VietQ.vn) - Tên lửa Tomahawk Block IV của Mỹ đã được trang bị thêm nhiều tính năng đặc biệt mới có khả năng tự nhận biết, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu di động.

Hiện nay hệ thống Aegis Mỹ đã phát triển khá nhiều phiên bản của dòng tên lửa Standar Missile 3 (SM) hay còn gọi là RIM-161. Giá thành của loại tên lửa này từ 10-24 triệu USD, tùy theo từng phiên bản. Phiên bản Block IA/B có tầm phóng vào khoảng 700 km, độ cao đánh chặn 500km, tốc độ 3km/s (Mach 10.2); Block IIA tầm phóng 2500 km, độ cao đánh chặn 1500km, tốc độ hơn 4,5km/s (Mach 15.25).

Các tên lửa SM-3 được sử dụng trên tàu chiến trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41. Mỗi chiến hạm Aegis của Mỹ được trang bị từ 4 hoặc 6 quả tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3.

Để đánh chặn tên lửa đạn đạo, các hệ thống Aegis được tích hợp radar mảng pha điện tử 3D AN/SPY-1D(V) hiện đại nhất thế giới hiện nay, có khả năng điều khiển tấn công 18 mục tiêu khác nhau cùng một thời điểm, với độ chính xác cao. Trong tương lai, AN/SPY-1D(V) sẽ được thay thế bằng radar AMDR của hãng Raytheon, có tính năng cao hơn.

Hệ thống tác chiến Aegis trên tàu khu trục dựa vào các thông số cần thiết do radar cung cấp như tốc độ mục tiêu, quỹ đạo bay để tính toán giải pháp đánh chặn, sau đó hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu.

Tên lửa SM-3 Block IIA đã trải qua 2 bài thử nghiệm khả năng bay vào tháng 6 và 12/2015.  Ảnh: Đất Việt

Tên lửa SM-3 Block IIA đã trải qua 2 bài thử nghiệm khả năng bay vào tháng 6 và 12/2015.  Ảnh: Đất Việt 

Quá trình đánh chặn của tên lửa SM-3 chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất.

Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu. Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 23kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.

Tóm lại, theo giới phân tích quân sự, với khả năng đánh chặn của SM-3 Block IIA, Mỹ tin rằng sẽ không có loại tên lửa đánh chặn tương tự trên thế giới. Và vì vậy, sẽ không một loại tên lửa tấn công nào nằm trong tầm bắn mà có thể thoát khỏi SM-3 Block IIA một khi tên lửa này được khai hỏa.

 An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang