Súng phóng lựu Carl Gustav- ‘kẻ huỷ diệt’ khủng nhất thế giới

author 19:03 05/03/2017

(VietQ.vn) - Súng phóng lựu Carl Gustav của quân đội Mỹ có thể tiêu diệt các mục tiêu cố định ở khoảng cách 1,7 km và các phương tiện chiến đấu ở 700-1.000m và trở thành kẻ "huỷ diệt" thuộc hàng "khủng" trên thế giới.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo tin tức trên báo Lao Động, mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chính thức đưa súng phóng lựu chống tăng cá nhân Carl Gustav (phiên bản M3 MAAWS dành riêng cho Mỹ) vào danh mục mua sắm bên cạnh việc trang bị cho lực lượng đặc nhiệm của nước này.

Súng phóng lựu Gustav Carl được phát triển bởi của Hugo Abramson, Sigfrid Akselson và Harald Jentzen Phòng quản lý vũ khí Hoàng gia Thụy Điển (KAFT), sản xuất tại tập đoàn Carl Gustav STADS Gevärsfaktori.

Súng phóng lựu Carl Gustaf là loại vũ khí chống tăng khá thông dụng trong lực lượng quân sự NATO và châu Âu, cũng như trong quân đội Mỹ nhờ những tính năng chiến thuật rất tốt, đơn giản và hiệu quả trong chiến đấu.

Súng phóng lựu Carl Gustaf là loại vũ khí chống tăng có sức hủy diệt kinh hoàng. Ảnh: Lao Động

Súng phóng lựu Carl Gustaf là loại vũ khí chống tăng có sức hủy diệt kinh hoàng. Ảnh: Lao Động

Súng được đưa vào biên chế trong quân đội nước ngoài vào năm 1957 là mẫu súng nạp đạn từ đuôi nòng súng, nòng súng có rãnh xoắn thuộc loại súng không giật, kích thước tương đương như các loại súng phóng lựu tầm trung, súng được sử dụng trong các phân đội bộ binh. Theo một số nguồn, cho đến giờ vẫn được gọi là súng phóng lựu chống tăng không giật .

Tin tức trên báo Infonet, không giống như những vũ khí này, súng phóng lựu Carl Gustav sử dụng nòng súng có rãnh xoắn nhằm tạo vòng quay ổn định của đạn, khác hoàn toàn với những loại súng phóng lựu nòng trơn ổn định đường bay của đạn bằng cánh ổn định. Nhưng trên thực tế, súng phóng lựu M3 Carl Gustaf là loại vũ khí đa nhiệm có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau.

Súng phóng lựu Carl Gustaf bao gồm nòng súng có tiện rãnh xoắn, bộ phận cò súng, bộ phận gá và thiết bị ngắm quang học. Đuôi súng bao gồm có họng và loa phụt lửa, được kết nối với nòng súng bằng đai khớp nối khóa. Để nạp đạn cần tháo đai khớp nối khóa và quay đuôi súng với loa phụt lửa về phía bên trái lên trên. Sau khi nạp đạn cần đặt loa phụt và đuôi súng về vị trí cũ và đóng đai khóa.

Súng được đưa vào biên chế trong quân đội nước ngoài vào năm 1957. Ảnh: Infonet

Súng được đưa vào biên chế trong quân đội nước ngoài vào năm 1957. Ảnh: Infonet

Tổ hỏa lực 2 người cho phép tăng tốc độ bắn lên 6 phát/phút. Xạ thủ nạp đạn (xạ thủ số 2) ngồi lùi lại phía sau của xạ thủ chính (xạ thủ 1). Để tăng tốc độ bắn, trên đuôi nòng súng thường bọc thêm bao vải chống cháy, tránh xạ thủ số 2 không bị bỏng. Khi đuôi nòng súng chưa được lắp lại, khóa chắc chắn, bộ phận cò súng không hoạt động. Khóa đuôi nòng được thực hiện theo mũi tên đặc biệt trên thân súng. Khi nạp tiếp viên đạn thứ 2, vỏ đạn dễ dàng được kéo ra khỏi nòng súng hoặc bị đẩy ra phía trước nòng súng vởi viên đạn thứ 2.

Phiên bản mới nhất của súng M3 sử dụng đạn cỡ 84mm với tổng trọng lượng tổ hợp khoảng 10kg. Nhờ trang bị nhiều loại đầu đạn, M3 phù hợp trong nhiều môi trường tác chiến. Với đầu đạn chống tăng, M3 có khả năng bắn xuyên giáp thép tiêu chuẩn dày 84mm. Điểm đặc biệt của M3 là sử dụng đầu đạn nổ-phá mảnh trang bị ngòi nổ điều khiển từ xa để tiêu diệt bộ binh đối phương nằm dưới công sự. Tầm hoạt động của đầu đạn này ở khoảng cách 50-75m.

Việc đưa M3 Carl Gustav vào danh mục chính thức sẽ cho phép cung cấp nhanh hơn vũ khí này cho Lục quân Mỹ. Dự kiến, súng phóng lựu Carl Gustav sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Lục quân Mỹ đối với loại vũ khí này. Lực lượng đặc biệt Mỹ đã sử dụng Carl Gustav trong một thời gian dài và nay sẽ trở thành vũ khí tiêu chuẩn của các đơn vị bộ binh nhẹ của Lục quân Mỹ. 

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang