Trước mổ đẻ và những điều 'bất di bất dịch' cần nhớ nếu không muốn mất mạng

authorNgọc Nga 20:45 24/09/2017

(VietQ.vn) - Đối với các sản phụ, trước khi mổ đẻ, quá trình phải phẫu thuật dưới gây mê, gây tê đều được bác sĩ khuyến cáo là không được ăn uống trước khi mổ.

Suýt mất mạng vì ăn trước khi mổ đẻ

Theo tờ Người đưa tin, mới đây, bác sĩ Trần Vũ Quang, bệnh viện Phụ sản Trung ương đã dẫn chứng một ca hi hữu do “bỏ qua” lời dặn dò về chế độ ăn uống trước khi mổ đẻ, suýt đánh đổi cả tính mạng.

Qua lời kể của bác sĩ Quang, cách đây ít hôm, một phụ nữ tên N có đến để mổ đẻ theo chỉ định vì ngôi thai ngược và thai nhi quá to. Trước đó, bác sĩ Quang đã nhắc nhở chị N không được ăn uống gì trong 6-7 tiếng trước khi mổ. Nhưng khi mổ sinh, chị bị trào ngược dạ dày, thức ăn tràn vào phổi có thể gây ra tắc đường thở. 

Lúc này, bác sĩ Quang và các bác sĩ chịu trách nhiệm cho ca mổ đã phải cấp cứu và sử dụng chuyên môn để cứu cả mẹ lẫn con, may mà cứu được cả hai.

Một phụ nữ suýt rơi vào tình trạng nguy hiểm do ăn bát cháo trước khi mổ đẻ. Ảnh minh họaMột phụ nữ suýt rơi vào tình trạng nguy hiểm do ăn bát cháo trước khi mổ đẻ. Ảnh minh họa

Khi đưa con đến cho chị, hỏi ra mới biết lúc 4-5h, đói quá sợ lúc mổ không còn sức nên chị Ngân ăn một chén cháo và nghĩ ăn ít như thế sẽ không sao. Thế nên khi đến mổ sinh, bác sĩ hỏi có ăn gì trước không, chị này sợ bác sĩ quở trách nên đã không nói, suýt nữa xảy ra việc không hay”, bác sĩ Quang kể.

Những tai biến nguy hiểm nếu cố tình ăn trước khi mổ đẻ

Bàn về vấn đề này, bác sĩ Quang cho hay, trước khi mổ đẻ, quá trình phải phẫu thuật dưới gây mê, gây tê đều được bác sĩ khuyến cáo là không được ăn uống trước khi mổ. Nguyên nhân là để ngăn ngừa thức ăn trong dạ dày trào ngược vào phổi do hít phải.

Tai biến này thường để lại hậu quả rất nặng nề và nghiêm trọng. Dịch, thức ăn trong dạ dày khi trào vào phổi sẽ làm tổn thương phổi và gây ra các phản ứng viêm nhu phổi cấp tính. Hít chất dịch có acid từ dạ dày làm biểu mô phế nang phù nề và tiết dịch gồm albumin, fibrin, mảnh vụn tế bào và hồng cầu.

Mổ đẻ, bác sĩ ‘quên’ kim trong bụng bệnh nhân 9 nămTrong suốt nhiều năm kể từ sau lần mổ đẻ tại BVĐK huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chị Hòa thường bị đau đầu, chướng bụng, huyết áp cao. Trong một lần đi chụp X-quang, chị Hòa choáng váng khi biết, dưới vết mổ cũ trong bụng có 1 chiếc kim khâu mà bác sĩ để "quên" 9 năm nay.

Ngoài ra, theo tờ Dân Trí, không chỉ khi mổ đẻ mới cần nhịn ăn, mà ngay cả việc phẫu thuật thông thường cũng được các bác sĩ lưu ý nên nhịn ăn trước khi mổ. Bởi dù gây mê là việc làm thiết yếu để kiểm soát cơn đau bằng cách làm cho bệnh nhân bất tỉnh trong ca mổ, song thuốc mê gây ra những nguy cơ mà các bác sĩ gây mê hồi sức phải làm hết sức để giảm bớt.

Các bác sĩ thường cấm chúng ta ăn hoặc uống sau nửa đêm để tránh hít phải thực phẩm, chất lỏng, chất rắn, hoặc chất nôn vào phổi hoặc đường hô hấp thay vì nuốt qua thực quản xuống dạ dày. Điều này có thể dẫn đến tắc đường hô hấp và viêm phổi sau này.

Lưu ý thời gian nhịn ăn, uống tối thiểu trước khi mổ đẻ

Chất lỏng sạch: 2 giờ.

Sữa mẹ: 4 giờ.

Sữa khác: 6 giờ.

Ăn: 6 giờ.

Tốt nhất những sản phụ có chỉ định sinh mổ cần tuân thủ những hướng dẫn như sau: 

Đêm trước ngày phẫu thuật nên uống những loại thức uống dễ tiêu hóa, tránh sữa, nước ngọt, kem...

Cần tránh những loại thực phẩm có nhiều chất xơ vì cơ thể tốn nhiều thời gian để tiêu hóa, nếu chất xơ không tiêu hóa hết sẽ gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật. Những loại trái cây cần tránh là lê, cam, táo… và các loại rau cải.

Không ăn những thức ăn đặc hay loãng trước khi mổ 6 tiếng kể cả nhai kẹo cao su hay ăn các loại kẹo khác. Nếu uống thuốc thì phải uống với 1 ngụm nhỏ nước. Những thuốc không thật sự cần thiết phải được uống sau mổ.

Trong khi mang bầu và đặc biệt là trước khi sinh con, không nên tự ý mua dùng dược phẩm mà cần được sự hướng dẫn của bác sĩ và phải thông báo cho bác sĩ gây mê và kíp mổ biết các sản phẩm mà bạn dùng trước đó.

Nếu bạn uống bổ sung một số vitamin hoặc thực phẩm chức năng khi mang thai thì bạn cần lưu ý một số vitamin có thể tác động lên nhịp tim, huyết áp, gây nguy cơ xuất huyết hoặc có thể tương tác với các dược phẩm dùng trong quá trình gây mê hay các loại kháng sinh ngừa nhiễm trùng vết mổ... Bạn không nên sử dụng chúng trước ngày phẫu thuật ba tuần.

 

 Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang