Tác hại không ngờ của ăn khuya tới sức khỏe tim mạch

author 10:46 16/11/2018

(VietQ.vn) - Một nghiên cứu mới nhất đã chứng minh rằng ăn khuya có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo Khoa học thường niên của Hiệp hội Tim mạch Mỹ ngày 10/11 cho thấy ăn nhiều hơn vào buổi tối tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Ăn khuya có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. 

Theo tác giả phụ trách nghiên cứu Nour Makarem thuộc Đại học Columbia, hiện nay rất nhiều người có lối sống ngủ muộn hơn và ngủ ít hơn dẫn đến ăn tối muộn hơn. Makarem và các cộng sự cho rằng, thời gian ăn uống này đóng vai trò trong sự gia tăng tỷ lệ béo phì, huyết áp cao và tiểu đường những năm gần đây.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu thông tin của hơn 12.700 người trưởng thành gốc Tây Ban Nha và La tinh từ 18 đến 76 tuổi. Trong đó, người tham gia phải báo cáo thói quen ăn uống của họ và so sánh thông tin này với các số đo như huyết áp và lượng đường trong máu.

Họ nhận thấy rằng, hơn một nửa số người tham gia nghiên cứu đã tiêu thụ hơn 30% lượng calo hàng ngày sau 6 giờ chiều và có lượng đường trong máu, mức insulin (hormone điều hòa lượng đường trong máu), nồng độ HOMA-IR (dấu hiệu kháng insulin) và huyết áp cao hơn những người còn lại.

Mức đường huyết cao được xem là dấu hiệu của tiền tiểu đường. Thật vậy, các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người tiêu thụ tối thiểu 30% calo hàng ngày sau 6 giờ chiều bị mắc tiền tiểu đường cao hơn so với những người ăn sớm hơn. 70% trong số đó tiếp tục phát triển bệnh tiểu đường loại 2, một yếu tố dẫn đến bệnh tim. Những người tham gia tương tự cũng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn 23% so với người ăn sớm. Các nguy cơ này đặc biệt phổ biến ở phụ nữ.

Mối liên hệ với ăn khuya

Nguyên nhân của vấn đề này có thể nảy sinh khi đồng hồ sinh học của chúng ta không được đồng bộ hóa với môi trường tự nhiên. Makarem giải thích: “Khi chúng ta ăn vào những thời điểm khác biệt, ví dụ tiêu thụ nhiều calo hơn vào buổi tối - đồng hồ sinh học có thể bị lệch với đồng hồ vật lý, dẫn đến các vấn đề về chuyển hóa và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp và tim bệnh tật".

Kristen Knutson, phó giáo sư về thần kinh học và y tế dự phòng tại trường Đại học Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: “Bằng chứng khá nhất quán khi ăn nhiều hơn và muộn hơn trong ngày là do sự hoạt động kém hơn về mặt trao đổi chất. Những vấn đề này phát sinh bởi vì bạn không ăn vào thời điểm tối ưu cho hệ thống sinh học của bạn".

 Nguyễn Tùng (theo: livescience.com)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang