Tai nạn ô tô - tài xế tuyệt đối tránh điều này để không vướng hậu quả tồi tệ

author 17:10 02/08/2019

(VietQ.vn) - Tai nạn ô tô thường rất thảm khốc nhưng nhiều tài xế hay mất bình tĩnh hoặc bỏ chạy khỏi hiện trường mà không nghĩ tới hậu quả sau đó.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Tai nạn có thể khiến mỗi người tốn kém chi phí sửa chữa, gây ra các chấn thương ngoài ý muốn thậm chí có thể cướp đi mạng sống. Nhưng có một sự thực trớ trêu là bất cứ tài xế nào cũng đều gặp phải ít nhất 1 sự cố va chạm trong cuộc đời, cho dù có là người cẩn trọng và cầu toàn nhất. Bởi lẽ, tai nạn giao thông không ngoại trừ bất kỳ ai.

Có nhiều người sau khi gặp tai nạn thường mất bình tĩnh, đánh nhau hay thậm chí là bỏ mặc người bị thương rồi bỏ chạy... tất cả điều này đều sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước. Vậy để có hành trang tốt nhất cho điều tồi tệ nhất, tài xế cần nắm vững một số nguyên lý nếu (chẳng may) vướng vào một vụ va chạm xe cộ khi tham gia giao thông.

Mất bình tĩnh

Va chạm xe hơi không phải là một trải nghiệm dễ chịu. Tài xế sẽ gặp bối rối, lúng túng và thậm chí bị chấn thương. Trong những tình huống như vậy, cần giữ được sự tỉnh táo cần thiết, đặc biệt là tránh xung đột, căng thẳng với lái xe đối phương ngay cả khi lỗi không phải của mình.

Khi va chạm giao thông rất dễ xảy ra ẩu đả nên tài xế cần hết sức bình tĩnh giải quyết 

Bỏ đi khỏi hiện trường sau khi va chạm ô tô

Trong bất cứ vụ va chạm nào dính dáng tới mình, hãy xuống xe quan sát và đánh giá tình trạng của cả hai phía. Quan trọng nhất là để xem có ai bị thương hay không. Kế đến, hãy xem tình trạng hư hỏng của các phương tiện, trao đổi với người đối diện về thông tin bảo hiểm và báo cáo vụ việc với lực lượng chức năng.

Hãy nhớ rằng, nếu liên quan tới tai nạn mà không dừng lại và lái xe bỏ đi có thể bị truy tố hình sự nếu có người bị thương hoặc tử vong. Ngoài vấn đề luật pháp, nó còn liên quan tới đạo đức, lương tâm. Nếu là người thông minh và tỉnh táo, hãy dừng xe trong mọi vụ việc.

Quên gọi điện cho lực lượng chức năng

Có nhiều người tin rằng nếu như không có ai bị thương trong vụ va chạm thì việc gọi điện cho cảnh sát giao thông báo cáo vụ tai nạn là điều không cần thiết. Đó là suy nghĩ sai lầm.

Nếu hai bên cùng nhau nhất trí về một thỏa thuận "hòa bình" sau vụ tai nạn để cho công ty bảo hiểm chi trả chi phí hư hỏng. Tuy nhiên, nếu không trình báo vụ việc cho cơ quan chức năng, công ty bảo hiểm sẽ không có căn cứ để xác định vụ tai nạn diễn ra vào thời điểm nào, có thực hay không?

Có rất nhiều vụ việc lừa đảo hoặc đòi bảo hiểm quá hạn nên quy trình để công ty bảo hiểm chi trả bồi thường sẽ rất chặt chẽ. Do đó, tài xế không thể  đòi bảo hiểm nếu không có biên bản của cảnh sát giao thông.

Mua ô tô giảm giá cần tỉnh táo kẻo rước 'cục sắt ọp ẹp' về nhà(VietQ.vn) - Khi mua ô tô giảm giá, đặc biệt là xe giảm giá sâu, người tiêu dùng cần hết sức lưu ý để lựa chọn được một chiếc xe ưng í.

Nhận sai ngay về phía mình

Một điều nữa cần tuyệt đối tránh là nhận sai ngay về phía mình. Đó có thể là căn cứ để buộc tội nhiều lỗi khác nữa trên cơ sở pháp lý mặc dù tình hình chưa được sáng tỏ. Điều cần thiết nhất khi đó là hãy xem ai đó có bị thương không. Hãy nhớ biết cách bảo vệ bản thân nhưng thật khôn khéo. Hãy cố gắng tỉnh táo và chuyên nghiệp trong những tình huống xấu như thế này.

Quên ghi lại thông tin quan trọng

Sau khi báo cáo cho các lực lượng chức năng không được quên lấy thông tin quan trọng từ người lái xe đối diện cũng như các nhân chứng như thông tin bảo hiểm, thông tin cá nhân người lái xe, màu xe và loại xe của họ, các tuyến đường đi qua, tuyến tường gặp tai nạn, thời gian gặp sự cố. Nếu có camera trên xe, hãy chụp một vài bức ảnh để làm căn cứ cho các nhà làm luật và công ty bảo hiểm.

Coi nhẹ hậu quả

Phần khó khăn nhất trong mỗi vụ va chạm là giải quyết hậu quả. Nếu có các số điện thoại phù hợp, hãy gọi điện để xin lời tư vấn về luật pháp và y tế.

Đầu tiên, tài xế hai bên có bị chấn thương hay không? Có bị đau hoặc bất cứ vấn đề nào về sức khỏe? Tài xế cũng có thể gọi luật sư hỗ trợ nếu bạn gặp một tờ đơn mua thuốc quá lớn hoặc bị lái xe đối phương đe dọa.

Tiếp đến, hãy chắc chắn gọi điện thông báo cho bên bảo hiểm một cách nhanh nhất về vụ va chạm. Rất nhiều công ty bảo hiểm chỉ cho một thời gian giới hạn để xác thực tình hình. Đừng chần chừ vì nếu chậm trễ, bạn có thể mất một khoản chi phí rất lớn để sửa chữa xe.

Cách xử lý khôn khéo tình huống sau khi va chạm giao thông

Nếu quan sát nhận thấy người bị va chạm không bị thương, xe không hư hỏng nặng, có thái độ hung hăng… tài xế ô tô không nên tiến đến hiện trường nơi va chạm mà nên đứng chờ ở lề đường vì chắc chắn người bị va chạm sẽ tìm đến để nói chuyện.

Khi họ tiến đến gần, tài xế cần giữ được bình tĩnh, đứng tựa lưng vào cửa xe ngay ghế tài xế (đề phòng bị tấn công từ sau lưng), nếu họ tranh luận về lỗi, hãy bình tĩnh yêu cầu họ nói trước và lắng nghe với thái độ chăm chú, cầu thị. Nếu phần lỗi rõ ràng thuộc về tài xế ô tô, cần phải nhẹ nhàng xin lỗi, mong họ thông cảm, nếu họ yêu cầu bồi thường, chấp nhận thương lượng bồi thường hợp lý.

Nhưng nếu họ đòi bồi thường quá cao, vô lý, có biểu hiện ăn vạ, đám đông gây áp lực cần phải tạo cớ trì hoãn để nhờ sự trợ giúp của cơ quan chức năng. Có thể lấy lý do không đem theo nhiều tiền, cần gọi cho người thân đem tiền lại, sau đó tránh ra xa hoặc vào ôtô khóa cửa gọi cho cơ quan công an gần nhất để xin trợ giúp.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang