Tại sao có tục lệ "Mồng một Tết cha" ?

author 17:35 31/01/2014

Cha là người dưỡng, là hiện thân của “họ hàng bên nội”. Theo tục xưa truyền lại thì sáng ngày mồng một Tết, vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ về bên nội để chúc thọ cha mẹ, ông bà và thắp hương cúng bái tổ tiên để tỏ lòng thành kính.

Mồng một Tết Cha, mồng hai Tết Mẹ, mồng ba Tết Thầy”, thành ngữ này phản ánh nếp sống lễ nghĩa của người Việt, nhắc nhở mọi người phải khắc cốt ghi tâm công lao trời bể của bậc sinh thành.

Cha là người dưỡng, là hiện thân của “họ hàng bên nội”. Theo tục xưa truyền lại thì sáng ngày mồng một Tết, vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ về bên nội để chúc thọ cha mẹ, ông bà và thắp hương cúng bái tổ tiên để tỏ lòng thành kính.

Mồng một Tết cha

Mồng một Tết cha

Theo thông lệ, người con cả, người anh cả, người cháu đích tôn vào trước, sau đó đến hàng em út vào sau, lần lượt nói lời chúc tụng ông bà, cha, mẹ sức khỏe và những điều tốt lành. Ông bà, cha mẹ bên nội cũng chúc tết lại con cháu kèm theo những đồng tiền mới bọc trong giấy hồng điều gọi là cho lộc con cháu để con cháu lấy may.

Nhà nghiên cứu phong tục Toan Ánh trong cuốn Các thú tiêu khiển Việt Nam đã viết về tục chúc Tết: “Sáng ngày mồng một Tết, sau khi lễ gia tiên, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ.

Lúc này, ông bà, cha mẹ ăn mặc chỉnh tề ngồi ở giữa nhà, thường các nhà sang trọng có kê sập chân quỳ thì các cụ an tọa ở nơi sập. Con cháu ăn mặc quần áo đẹp, chúc Tết ông bà rồi chúc Tết cha mẹ mạnh khỏe, bình an, nếu buôn bán thì đắc tài sai lộc.

Ông bà cha mẹ sung sướng hân hoan đón nhận lời chúc Tết của con cháu, cầu chúc cho con cháu mạnh khỏe, học hành tấn tới được lên lớp hoạc thi đỗ.

Cùng với lời cầu chúc, ông bà, cha mẹ còn tựng phong bao mừng tuổi cho con cháu. Các cụ dùng những bao giấy đỏ có in hình ngày Tết, trong bao đựng một số tiền trao cho con cháu. Tiền phong bao gọi là tiền mừng tuổi hoặc tiền lì xi theo tiếng miền Nam”.

Theo Tiền Phong

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang