Tại sao sai lầm của Dolce & Gabbana tại Trung Quốc có thể là một thảm họa?

authorKhánh Hồng 16:11 27/11/2018

(VietQ.vn) - Dolce & Gabbana cần dọn dẹp mớ hỗn độn tại Trung Quốc, hoặc tự loại bỏ mình khỏi sự bùng nổ nhu cầu mua sắm xa xỉ ở đất nước đông dân bậc nhất thế giới.

Trong vài ngày qua, dòng thời trang Ý đang hết sức cố gắng để xử lý cuộc khủng hoảng truyền thông gây ra bởi một chiến dịch quảng cáo mà các nhà phê bình gọi là "thiếu tôn trọng và phân biệt chủng tộc". Cơn khủng hoảng càng trở nên “bão tố” hơn khi những ý kiến bị cho là xúc phạm người Trung Quốc được xác định là gửi từ tài khoản Instagram cá nhân của người đồng sáng lập Dolce & Gabbana - ông Stefano Gabbana.

tai-sao-sai-lam-cua-dolce--gabbana-tai-trung-quocco-the-la-mot-tham-hoa

 Dolce & Gabbana đang vướng phải cơn khủng hoảng truyền thông tại Trung Quốc. Ảnh: CNN

Những người nổi tiếng đã kêu gọi tẩy chay thương hiệu thời trang nước Ý. Các trang web thương mại điện tử của Trung Quốc đã gỡ bỏ sản phẩm D&G từ kệ hàng ảo. D&G cũng phải hủy bỏ một chương trình thời trang lớn ở Thượng Hải vì vụ việc. Còn người tiêu dùng Trung Quốc thì đốt, cắt đôi những chiếc áo của D&G.

"Đây là cuộc khủng hoảng thương hiệu lớn. Khách hàng xa lánh luôn là điều xấu cho doanh nghiệp", Tulin Erdem, giáo sư tiếp thị tại trường kinh doanh Stern của NYU cho biết.  

tai-sao-sai-lam-cua-dolce--gabbana-tai-trung-quocco-the-la-mot-tham-hoa

 Những chiếc áo D&G bị đem ra đốt ở Trung Quốc. 

Cơn sốt mua đồ thương hiệu xa xỉ đang bùng nổ mạnh mẽ ở Trung Quốc. Kering (KER), chủ sở hữu của hãng Gucci và Alexander McQueen cho biết, doanh số bán hàng tại Trung Quốc đã tăng 30% trong nửa đầu năm 2018. Hãng thời trang Pháp Hermes ghi nhận doanh số bán hàng tại nước này với con số lợi nhuận kỷ lục so với cùng kỳ. Tuy nhiên, D&G không chia sẻ số liệu bán hàng của mình với công chúng.

Nhìn chung, người tiêu dùng Trung Quốc chi hơn 7 tỷ USD mỗi năm cho hàng hóa xa xỉ, bằng gần 1/3 thị trường toàn cầu.

Dolce & Gabbana có thể đã dự định rằng, chương trình thời trang tổ chức ở Thượng Hải là một cách để giành chiến thắng trước các đối thủ tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi kế hoạch đã bị phá vỡ và có thể hãng thời trang này sẽ rơi vào “thảm họa”. "Cơn khủng hoảng sẽ không chỉ diễn ra trong một đêm và biến mất vào sáng hôm sau", Andrew Gilman, người sáng lập công ty xử lý khủng hoảng truyền thông CommCore Consulting Group nói. “Dolce & Gabbana sẽ phải "lấy lại sự ân sủng của những khách hàng thượng lưu tại thị trường rộng lớn này", ông nói.

Lộ diện chiếc ô tô bị đánh giá tệ nhất cả về hình thức lẫn chất lượng(VietQ.vn) - Consumer Reports – trang đánh giá xe cộ uy tín nhất của Mỹ vừa đưa ra danh sách các mẫu ô tô có điểm số tồi tệ nhất về hình thức cũng như chất lượng.

Nếu Dolce & Gabbana không xử lý tốt có thể hãng thời trang nước Ý sẽ phải đóng cửa toàn bộ cửa hàng tại Trung Quốc và gây ra những thiệt hại vô cùng lớn.

Khánh Hồng (theo CNN)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang