Tại sao vấn đề biển Đông sẽ 'đốt nóng' Sangri-La 2016?

author 05:13 04/06/2016

(VietQ.vn) - Tình hình Biển Đông ngày càng nóng lên sẽ là nội dung chi phối Đối thoại Shangri-La - diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á, từ 3 - 5/6 tại Singapore.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Vậy nguyên nhân khiến tình hình biển Đông chi phối Đối thoại Shangri-La lần này là gì, giới học giả cho rằng có mấy nguyên nhân sau đây.

Tình hình biển Đông sẽ đốt nóng đối thoại Sangri-La 2016. Đoàn Việt Nam tới Sangri-La 2016 do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu 

Ngay trước thềm Đối thoại Shangri-La 2016, phía Trung Quốc đã bất ngờ lớn tiếng chỉ trích Philippines đang tìm cách phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Chỉ trích của phía Trung Quốc nhắm đến lập luận từ Philippines trong vụ kiện đệ trình lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), theo đó mô tả đảo Ba Bình chỉ là bãi đá chứ không phải là một hòn đảo.

 “Việc Philippines cố tình định nghĩa đảo Ba Bình là một bãi đá đã cho thấy mục tiêu thật sự của phiên tòa nhằm phủ nhận chủ quyền và các quyền liên quan của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa”, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích phía Philippines.

Trước đó, Bắc Kinh đã từ chối công nhận vụ kiện đệ trình bởi Philippies lên PCA về các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Phía Bắc Kinh luôn khẳng định các tranh chấp cần được giải quyết qua đối thoại song phương.

Trong khi đó, Manila muốn tòa làm rõ về tính hợp pháp của các tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra trên biển Đông. Manila cũng lập luận rằng không có thực thể nào trong quần đảo Trường Sa, kể cả đảo Ba Bình, có thể được công nhận hợp pháp là một hòn đảo đủ khả năng duy trì sự sống. Theo đó, đảo Ba Bình cũng không có quyền áp đặt vùng 200 hải lý đặc quyền kinh tế (tương đương 370 km biển) xung quanh đảo.

Do đó, Đối thoại Shangri-La 2016 diễn ra gần thời điểm Tòa Trọng tài thường trực của Liên Hợp Quốc (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc sẽ là cơ hội cuối cùng cho Mỹ và Trung Quốc triệu tập thêm sự ủng hộ trước khi PCA ra phán quyết.

Nguyên nhân thứ hai là việc Trung Quốc liên tục đưa các máy bay chiến đấu, máy bay tàng hình, oanh tạc cơ và tên lửa ra các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Nước này còn thực hiện nhiều hành động cải tạo các đảo nhân tạo từ các đá/đảo chiếm trái phép tại Biển Đông và các động thái quân sự hóa trong vùng biển tranh chấp.

Trong khi đó, Mỹ đang thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải, thách thức các ‘yêu sách quá đáng’, bằng cách đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý các đảo/đá nhân tạo do Trung Quốc chiếm cứ và xây dựng trái phép.

Nguyên nhân thứ ba là những ngày đầu tháng 6 này, Bắc Kinh đang chuẩn bị lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Về phía Việt Nam, tham dự Sangri – La 2016, đoàn Việt Nam do thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đã đến Singapore.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Việt Nam, vào phút chót, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch không thể sắp xếp tham dự. Thay vào đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận toàn thể ngày 5-6.

Dự kiến, ông Vịnh dự kiến có cuộc gặp song phương với các quan chức quốc phòng Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ý bên lề hội nghị.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang