Tạm giữ 5.182 sản phẩm giày, dép có dấu hiệu giả nhãn hiệu Adidas, Nike

author 16:22 08/06/2020

(VietQ.vn) - Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội vừa kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh giày dép, tạm giữ hàng loạt đồ giả nhãn hiệu của châu Âu.

Hiện nay, thực trạng buôn bán hàng giả các thương hiệu của châu Âu ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, trên các ứng dụng di động như Zalo, kinh doanh thương mại điện tử đa kênh, một số đối tượng lợi dụng những mô hình kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng online để ngang nhiên kinh doanh hàng giả các nhãn hiệu của chủ sở hữu là các doanh nghiệp lớn có uy tín của Liên minh châu Âu.

 Lực lượng QLTT Hà Nội tiến hành kiểm tra kho hàng tại cơ sở kinh doanh giày dép các loại. Ảnh: Cục QLTT Hà Nội

Cụ thể, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Hà Nội phối hợp Tổ công tác về Thương mại điện tử (Tổ công tác 368) thành lập Đoàn kiểm tra nắm bắt tình hình, thẩm tra xác minh nhằm phát hiện, làm rõ các sai phạm trong thương mại điện tử để tiến hành kiểm tra, xử lý kịp thời khẩn trương và nghiêm túc.

Theo đó, lực lượng QLTT đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh giày dép tại số 3 ngách 12, ngõ 82 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội do bà Trần Thị Thanh Duyên làm chủ. Thời điểm kiểm tra, lực lượng QLTT cho biết, cơ sở đang hoạt động kinh doanh giày dép, chủ cơ sở sử dụng tài khoản Zalo có tên GIẦY với số điện thoại và tên của bà Duyên để kinh doanh nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hà Giang- Cửa hàng điện máy Hiến Hiền kinh doanh hàng nhập lậu(VietQ.vn) - Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang vừa kiểm tra, phát hiện một cửa hàng điện máy có dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu.

Theo kiểm tra bước đầu, một số mẫu giày mang thương hiệu Stan Smith, hãng Adidas bày bán ở Việt Nam không dưới 2.300.000đ nhưng cơ sở của bà Duyên chỉ rao bán trên Zalo có giá 150.000đ. Thực tế kiểm tra và theo khai nhận của bà Duyên, cơ sở kinh doanh này đã mua trôi nổi giày dép các loại do Việt Nam và nước ngoài sản xuất trên thị trường, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc sau đó bán cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh, đặc biệt chỉ bán theo mô hình online (ứng dụng Zalo) và tại gian hàng của các sàn thương mại điện tử.

Theo ghi nhận của lực lượng QLTT, các sản phẩm giày dép, tất, lót giày mà cơ sở đang kinh doanh được đóng gói trong các túi ni lông hoặc có hộp giấy chưa được gập hoàn thiện đi kèm, trên hàng hóa và hộp giấy có các nhãn hiệu Adidas, Nike. Ngay sau khi xác minh là có căn cứ, lực lượng QLTT đã tiến hành niêm phong, tạm giữ 5.182 sản phẩm có dấu hiệu hàng giả nhãn hiệu Adidas, Nike để tiếp tục mở rộng đấu tranh, làm rõ số lượng hàng giả và hành vi kinh doanh vi phạm của cơ sở để đảm bảo xử lý triệt để, đúng quy định của pháp luật.

An Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang