Tạm giữ lượng lớn túi giữ nhiệt, bình đựng nước bằng nhựa không rõ nguồn gốc

author 16:12 11/03/2021

(VietQ.vn) - Trong quá trình kiểm tra, lực lượng QLTT tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành tạm giữ hơn 14 nghìn sản phẩm để xác minh rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cục Quản lý thị trường (QLLTT) tỉnh Lạng Sơn cho biết, mới đây Đội QLTT số 7 phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Văn Lãng tiến hành kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 98F-000.75 có dấu hiệu chở hàng hóa vi phạm tại thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng.

Lượng lớn hàng hóa nhập lậu được phát hiện. Ảnh: Cục QLTT Lạng Sơn 

Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe đang vận chuyển 10 loại hàng hóa thuộc nhóm hàng gia dụng bao gồm: bút chì màu, thùng đựng rác, dụng cụ mài dao, kệ đựng đồ, túi giữ nhiệt, bình đựng nước bằng nhựa, túi đựng chăn, dụng cụ chắn bếp; hàn mép túi dùng pin…. Tổng số hàng hóa trên lên đến 14.380 đơn vị sản phẩm.

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe là ông Trần Văn Toàn, địa chỉ xóm Luộc, xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang  xuất trình tờ hóa đơn bán hàng lập ngày 04/3/2021. Người xuất hóa đơn là bà Dương Thị Mến, địa chỉ số 233 đường Nhánh Nam, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn xuất bán cho người mua hàng là ông Nguyễn Duy Cường, địa chỉ xã Tân Trung, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Với hơn 14 nghìn đơn vị sản phẩm nhưng trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn bán hàng chỉ có 13.780.000 đồng.

Xét thấy số hàng hóa trên chưa rõ về nguồn gốc, Đội Quản lý thị trường số 7 đã tiến hành lập biên bản và ra Quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhập lậu cá tầm Trung Quốc 'ồ ạt' - nguy hại khó lường, chất lượng cá thương phẩm thấp(VietQ.vn) - Trước thực trạng cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc ồ ạt chiếm lĩnh thị trường, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đề nghị cần tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu cá tầm.

Tiếp đến, Đội QLTT số 2 chủ trì, phối hợp với Đội 389 tỉnh tiến hành khám xe ô tô biển kiểm soát 99C-073.90 có dấu hiệu vi phạm đang dừng đỗ cạnh đường thuộc khu Tái định cư thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Tại thời điểm khám, ông Nguyễn Công Tỉnh sinh năm 1983, có địa chỉ tại xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là lái xe đã thay mặt chủ hàng xuất trình 01 bộ tờ khai hàng hóa nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu HD, gồm 06 loại hàng hóa và 01 tờ hóa đơn bán hàng do Hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Tuấn địa chỉ kinh doanh tại thôn Khơ Đa, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn xuất bán hàng hóa cho người mua là bà Nông Kiều Vân, có địa chỉ tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, gồm 32 loại hàng hóa, với tổng trị giá xuất bán ghi trên hóa đơn là 371.410.000 đồng.

Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa vận chuyển trên xe, Đoàn kiểm tra phát hiện có 38 loại hàng hóa có nguồn gốc sản xuất ngoài Việt Nam, chủ yếu là quần áo thời trang và linh kiện điện tử, có chủng loại, tên hàng và số lượng phù hợp với tờ khai và hóa đơn bán hàng mà lái xe đã xuất trình.

Tiếp tục đấu tranh, xác minh làm rõ, Đoàn kiểm tra xác định Hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Tuấn đã thực hiện mua gom hàng hóa có nguồn gốc sản xuất ngoài Việt Nam của nhiều người, sau đó xuất bán cho khách hàng để kiếm lời. Đội Quản lý thị trường số 2 đã tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Tuấn về hành vi: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu, trình cấp thẩm quyền xử phạt 50.000.000 đồng, buộc hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Tuấn nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính với số tiền là 371.410.000 đồng.

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt ra sao?

Hiện nay trên thị trường các mặt hàng kinh doanh hàng hóa ngày càng đa dạng, mặt trái của sự đa dạng này là việc ngày càng xuất hiện nhiều hàng hóa với nhiều chủng loại khác nhau mà không có nhãn, mác ghi nhận về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế quốc gia và sức khỏe, tài chính người tiêu dùng.

Có thể hiểu rằng Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.” Nếu trong hoạt động kinh doanh mua bán mà các bên có vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định của pháp luật tại Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ – CP quy định xử phạt Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

14. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

Vậy đối với trường hợp vận chuyển, mua bán hàng hóa không biết rõ xuất xứ hàng hóa thì pháp luật quy định hình thức xử phạt từ 200.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Để chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong trường hợp này, khi nhập hàng, người vận chuyển phải xuất trình hóa đơn thanh toán, bằng chứng giao dịch và xuất trình hóa đơn thanh toán khi mua hàng hóa cho cơ quan quản lý thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Ngoài ra hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ hàng vi phạm đó. Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

An Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang