Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm

author 15:49 18/02/2020

(VietQ.vn) - Bộ KH&CN vừa ban hành Danh mục các ngành, lĩnh vực trọng tâm cần tăng cường đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Trước xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng của nền kinh tế, trong những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm, chú trọng đến hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng nói chung và hoạt động đo lường nói riêng nhằm nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Nhận thức vai trò quan trọng của đo lường, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận, xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống các hoạt động tự bảo đảm đo lường của mình. Bên cạnh đó công nghiệp sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường còn nhiều hạn chế, trình độ thấp, hạ tầng đo lường của nước ta còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp.

Để giải quyết những khó khăn vướng mắc đó, ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành ưu tiên triển khai xây dựng và thực hiện hiệu quả Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường, giảm ngoại tệ nhập khẩu phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Triển khai thực hiện các nhệm vụ của đề án, ngày 18/12/2019, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN phê duyệt Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025. Theo đó, quy định cụ thể 33 ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm như: Sản xuất, kinh doanh điện, khai thác, chế biến, cung cấp xăng, dầu, khí, sản xuất, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, đồ uống ,…

Bộ KH&CN phê duyệt Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

 

Bên cạnh đó còn quy định những ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh không quy định tên cụ thể nhưng đáp ứng các tiêu chí: Phù hợp với Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư; Phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển cấp quốc gia hoặc cấp bộ, ngành, địa phương; Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực gắn chặt với hoạt động đo lường (như sử dụng nhiều phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo; ứng dụng, phát triển công nghệ về đo lường, quản lý đo lường trong sản xuất, kinh doanh).

Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực bảo đảm đạt được ít nhất một trong các mục tiêu: Tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ; Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; Kiểm soát phát thải ra môi trường; bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm, hàng hóa toàn cầu.

Hằng năm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đầu mối thực hiện rà soát, tổng hợp, theo đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các hội, hiệp hội liên quan và yêu cầu thực tế tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Danh mục là cơ sở để các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan triển khai hỗ trợ doanh nghiệp.

Việc ban hành Danh mục được xem là bước khởi đầu quan trọng để triển khai đưa chính sách vào thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng thời gian tới hoạt động đo lường sẽ doanh nghiệp hỗ trợ đồng hành bước vào thị trường quốc tế đầy khó khăn, thách thức như hiện nay.

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Mục tiêu chung là phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp với quy hoạch phát triển bộ ngành và địa phương.

Xây dựng và áp dụng hiệu quả bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường...

Bộ KH&CN lấy ý kiến góp ý dự thảo Chương trình đảm bảo đo lường của doanh nghiệp(VietQ.vn) - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành công văn số 4064/BKHCN-TĐC về việc Góp ý dự thảo Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường của doanh nghiệp.

Bảo Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang