Tăng năng suất lao động đột biến ở Canada

author 13:59 24/10/2014

(VietQ.vn) - Ngoài sự hồi sinh mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế của Canada trong quý II, nước này có thể cũng trải qua một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực gây tranh cãi kéo dài giữa những nhà hoạch định chính sách: Năng suất lao động.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo Sở Thống kê Canada (StatCan), năng suất lao động của các doanh nghiệp Canada nhảy vọt 1.8% trong quý II, vượt quá dự đoán đồng thuận ở 0.2%. Nhưng quan trọng hơn, năng suất này là mức gia tăng của quý cao nhất trong vòng 16 năm qua. Và trên cơ sở so sánh năm ngoái và năm nay, năng suất lao động tăng 3.3 %

Vẫn còn quá sớm để nói rằng đây là một hướng nâng cao năng suất mới hay không. Qua mốc đánh dấu khoảng thời gian 5 năm, ví dụ, tăng năng suất lao động đã đạt tỷ lệ trung bình với chỉ 0.32 % mỗi quý.

Trước khi có kết quả mới nhất này, qua dấu mốc thời gian 1 năm kết thúc vào ngày 31 tháng ba, năng suất lao động đạt mức trung bình của 0.55% mỗi quý. Chắc chắn rằng, đây là một sự cải thiện khiêm tốn, dù nhìn chung, nó không gây được ấn tượng.

Người lao động Canada đang làm việc trong nhà máy. Ảnh Reuters

Nhưng nó gần như không phải là một vấn đề mới. Trong thực tế, khi nói đến năng suất lao động, Canada đã có một thời gian dài phát triển chậm chạp so với  những quốc gia phát triển trên thế giới khác.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), suốt từ năm 2001 đến 2009, năng suất lao động chỉ tăng thường niên 0.7%, điều này đã khiến Canada xếp tốp bốn dưới cùng trong các quốc gia thành viên hiện thời của tổ chức.

Sự tăng trưởng năng suất thường đến từ đầu tư kinh doanh được coi là nguyên nhân chính ở đây. Theo mạng lưới dịch vụ chuyên nghiệp Deloitte, một lượng lớn kế toán và tư vấn viên trong các công ty của Canada đầu tư ít hơn một nửa số mà các công ty của Mỹ dành cho nghiên cứu và phát triển.

Và cơ bản với mỗi công nhân, chi phí vào máy móc và trang thiết bị chỉ khoảng 65% số mà các công ty Mỹ dùng, trong khi các công ty của Canada chỉ đầu tư khoảng 53% bằng mức các đồng nghiệp Mỹ chi vào công nghệ thông tin và truyền thông.

Ngay cả ông chủ tài chính của ngân hàng trung ương Canada (BoC) cựu thống đốc ngân hàng Mark Carney  trước đây đã từng mô tả hiệu suất của Canada trong quá khứ  về mặt năng suất như “không đáy”.

Dĩ nhiên, điều này đã không ngừng khuyến nghị cổ phiếu trung bình của chúng tôi từ việc đem lại những lợi nhuận tuyệt vời.  Vì vậy, dễ dàng để nhận thấy rằng việc tăng năng suất lao động sẽ có tác động thế nào đối với lợi nhuận sau thuế của công ty và cuối cùng là tới danh mục đầu tư của chúng ta.

Và để giữ tinh thần cạnh tranh lành mạnh giữa Mỹ và các quốc gia láng giềng ở phương Bắc, chúng tôi sẽ lưu ý rằng sự tăng trưởng của Canada trong năng suất lao động đã tăng nhanh hơn Mỹ năm trong số tám quý vừa qua, với ba quý liên tiếp vượt ngoài năng suất gần đây nhất.

Vậy điều gì đã thay đổi trong quý II ? Theo StatCan, một sự thật thú vị là thậm chí năng suất lao động tăng, số lượng giờ lao động đã giảm 0,8% từ quý trước.

Trong khi đó, chi phí nhân công cho mỗi đơn vị sản xuất tăng 0,3%, đó là chỉ một phần ba tỷ lệ của quý đầu tiên.

Theo Nhật báo phố Wall, Douglas Porter- trưởng kinh tế gia của thị trường vốn BMO  tin rằng sự phục hồi bất ngờ năng suất có thể là một phần kết quả của nền kinh tế chuyển từ sự phụ thuộc vào gánh nặng nợ người tiêu dùng và bất động sản để tăng xuất khẩu và đầu tư kinh doanh.

Những gì xảy ra là hai trong số những quy định của BoC kể từ khi Stephen Poloz đã cầm quyền lãnh đạo của ngân hàng Trung ương vào năm ngoái, do đó, họ ưu tiên tập trung vào ý kiến của các nhà kinh tế (và cũng như của chúng tôi).

Ông Porter lưu ý rằng tăng trưởng do bất động sản và chi tiêu tiêu dùng có xu hướng tạo ra công ăn việc làm, mặc dù nó không tác động gì nhiều cho năng suất. Ngược lại, hoạt động xuất khẩu và đầu tư doanh nghiệp lớn hơn dẫn đến năng suất cao hơn, nhưng không tác động ngay lập tức vào tăng trưởng việc làm.

Mặt khác, Ngân hàng kinh tế TD tin rằng tăng năng suất có thể là chu kỳ tự nhiên, có lẽ phản ánh sự phân cách giữa thị trường việc làm ảm đạm của đất nước và phát triển nền kinh tế. Nếu tuyển dụng tăng lên, thì sản xuất có thể tiết chế.

Kể cả như vậy, chúng tôi muốn tìm những lĩnh vực có các lợi ích lớn nhất trong sản xuất để có khả năng đầu tư cho chúng. Ở vào điều kiện thực tế đó, các thị trường bán lẻ, khai thác mỏ và khai thác dầu và khí đốt, lĩnh vực thương mại sản xuất và bán buôn là những nguồn góp phần lớn nhất vào tăng năng suất tổng thể trong quý.

Thu Hà 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang