Tăng thuế VAT: Bất kì người dân nào cũng phải gánh

authorĐỗ Thu Thoan 14:23 01/09/2017

(VietQ.vn) - Mới đây, Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) và cho rằng việc tăng thuế VAT là để tái cơ cấu ngân sách và sẽ không ảnh hưởng đến người nghèo, người thu nhập thấp.

Sự kiện: Kinh doanh

Theo đó, lãnh đạo Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho rằng: Rau, thịt có chịu thuế gia trị gia tăng đâu. Như vậy, những mặt hàng không chịu thuế VAT thì dù VAT tăng bao nhiêu cũng không ảnh hưởng gì, dãn thông tin theo báo Vietnamnet.

Tiếp đó, thông tin báo Dân trí đăng tải, chiều 30/8, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 8, bà Nguyễn Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính đã báo cáo về đề suất sửa đổi 5 luật thuế bao gồm một số luật thuế quan trọng như trong đó có thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT - VAT)

Theo đó, trả lời câu hỏi của báo chí về tác động của các chính sách tăng thuế VAT dự kiến sẽ thực hiện, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nói: "Dự kiến tác động đối với người dân, đặc biệt người nghèo và thu nhập thấp không nhiều".

tang-thue-vat-bat-ki-nguoi-dan-nao-cung-phai-ganh

Tăng thuế VAT, rau dưa cũng sẽ phải chịu tác động. Ảnh: Vietnamnet

Trao đổi với PV Vietnamnet, ông Chung Thành Tiến, chuyên gia của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho rằng: Tất cả đều ảnh hưởng hết, không thể nói là không ảnh hưởng. Bất kì người dân nào, không phải là doanh nghiệp (DN), thì đều là đối tượng chịu thuế VAT vì đó là thuế gián thu. Họ là người tiêu dùng cuối cùng, thuế tăng lên bao nhiêu thì họ chính là người gánh chịu.

“Mớ rau, con cá, cân thịt, ai muốn trồng rau, nuôi cá cũng cần phải có vật tư đầu vào, có phân bón, thức ăn… thì mới ra được cọng rau, cân thịt. Thuế Giá trị gia tăng của các mặt hàng đầu vào đó tăng thì đầu ra buộc phải tăng”, ông Tiến phân tích.

Khi các yếu tố đầu vào tăng lên sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng lên, kéo theo giá bán tăng, người tiêu dùng sẽ hạn chế chi tiêu, cầu sẽ giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiêu thụ hàng hóa của DN.

Từ đó, ông Chung Thành Tiến khẳng định: Người tiêu dùng cuối cùng dù mua ở siêu thị hay chợ thì mớ rau, con cá đã có một phần thuế VAT nằm trong giá thành. Cho nên việc tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người tiêu dùng nói chung chứ không thể nói là không ảnh hưởng.

Tăng thuế VAT: Chuyên gia 'ngược' ý kiến với Bộ Tài chính(VietQ.vn) - Theo theo Bộ Tài chính, việc tăng thuế VAT là để tái cơ cấu ngân sách và sẽ không ảnh hưởng đến người nghèo, người thu nhập thấp. Tuy nhiên, chuyên gia lại nói ngược lại.

Đồng quan điểm này, theo báo Vietnamnet, ông Nguyễn Văn Được, Giám đốc Công ty tư vấn thuế Trọng Tín, thẳng thắn: Trồng rau, nuôi lợn, gà,... nói chung là sản xuất nông, lâm, thủy hải sản thì cần hàng hóa là yếu tố đầu vào. Nếu điện tăng, xăng, dầu, chi phí vận chuyển, thuốc trừ sâu, phân bón,... đều tăng, thì làm cho giá thành tăng, tất yếu giá cả hàng hóa tăng lên. Thế nên, tăng thuế VAT tất nhiên là có ảnh hưởng đến người nghèo.

Ông Nguyễn Văn Được cho rằng: Nếu buộc phải tăng thuế VAT từ 10% lên 12% thì chỉ nên áp dụng đối với những hàng hóa nào xa xỉ, đánh vào nhà giàu như ô tô, xe máy 150 phân khối, thuốc lá, rượu bia, bất động sản,... Như thế mới thu được nhiều, ảnh hưởng trực tiếp túi tiền người giàu. Nếu tăng đồng loạt tất cả lên 10-12% thì chưa phù hợp.

Trong khi đó, các chuyên gia đều bày tỏ băn khoăn trước những đề xuất tăng thuế khi sửa các luật thuế của Bộ Tài chính, bởi sự ảnh hưởng đến đại đa số người dân, và cả DN.

tang-thue-vat-bat-ki-nguoi-dan-nao-cung-phai-ganh

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai trước đó khẳng định việc tăng thuế VAT không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo. Ảnh: Zing

Trước đó, theo Zing, chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển đã nhắc đến thuật ngữ “domino” khi nói về chuyện tăng thuế VAT. “Tăng thuế ảnh hưởng đến những người trong chuỗi cung ứng hàng hóa với nhau. Không có chuyện 'ngăn sông cắt khúc' các loại hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường, các mặt hàng ảnh hưởng đến nhau”.

Ông Hiển đưa ra ví dụ người nghèo có thể không trực tiếp sử dụng hàng hóa bị tăng thuế nhưng có thể chịu ảnh hưởng dây chuyền. Ví dụ tăng thuế VAT vào giá thuê mặt bằng của DN bán lương thực thực phẩm. Giá thuê mặt bằng tăng kéo theo việc lương thực, thực phẩm không thể không tăng. Ngoài ra còn có việc tăng thuế với điện, xăng, nước...

Kết luận lại, ông Hiển một lần nữa khẳng định đối tượng tổn thương nhiều nhất khi tăng thuế VAT là người nghèo, dù họ không phải là người bị tác động lớn nhất. Đồng thời chuyên gia này khẳng định chỉ có một loại thuế duy nhất không ảnh hưởng đến người nghèo là thuế tài sản, đánh vào người giàu. Nhà nước cần xem xét ban hành loại thuế này.

Cũng theo Vietnamnet, việc tăng thuế VAT theo lộ trình đã có định hướng từ lâu, nhưng phải xem xét nền kinh tế hiện nay. DN đang còn yếu ớt, Chính phủ đang muốn thúc đẩy, hỗ trợ DN phát triển. Nếu giờ tăng thuế như vậy có ổn hay không khi tất cả chi phí đầu vào đều tăng lên.

Theo các chuyên gia, thay vì tìm cách tăng thuế, một giải pháp quan trọng không kém là cải thiện công tác thu thuế để đảm bảo nguồn thu tránh thất thu thuế. Điều đó tốt hơn nhiều so với việc thay đổi chính sách, điều chỉnh các sách thuế, nhất là trong giai đoạn cần ổn định vĩ mô vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến DN và người dân.

Đỗ Thu Thoan (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang