Lời giải bài toán thất nghiệp

author 06:27 19/10/2013

(VietQ.vn) - Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2013 tại Việt Nam có tới 82, 9% lao động chuyên môn hoặc có kỹ năng tay nghề không đáp ứng được những đòi hỏi của người tuyển dụng về kỹ năng nghề nghiệp. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng để giải quyết vấn đề trên buộc nhà trường phải gắn kết với các doanh nghiệp để có chương trình đào tạo đầy đủ lý thuyết và kỹ năng thực hành, nhưng phía nhà nước phải có chính sách cụ thể hỗ trợ các trường học và doanh nghiệp khi tham gia gắn kết.

Gắn trường Trung cấp, CĐ, ĐH với các doanh nghiệp

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới trong Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2013 với 350 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, phần lớn các doanh nghiệp này đều phàn nàn về việc khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân sự. Có tới 82, 9% lao động chuyên môn hoặc có kỹ năng tay nghề không đáp ứng được những đòi hỏi của người tuyển dụng về kỹ năng nghề nghiệp.

Có tới 82, 9% lao động không đáp ứng được những đòi hỏi của người tuyển dụng về kỹ năng nghề nghiệp (ảnh minh họa)

Trong thực tế hiện nay cũng có nhiều câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi nhưng vẫn không xin được việc. Nguyên nhân do ngành học không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, hoặc thiếu nhiều kỹ năng trong nghề nghiệp.

Vì thế nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng hệ thống giáo dục Việt Nam cần gắn kết các trường học với các doanh nghiệp. Nhằm đào tạo đúng với như cầu doanh nghiệp, tránh tình trạng thất nghiệp diễn ra hiện nay.

GS.TSKH Nguyễn Minh Đường (thành viên Hội động đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực Việt Nam, nguyên Tổng cục trưởng, Tổng cục dạy nghề) cho rằng: "Khi các doanh nghiệp gắn kết với các trường học thì cả hai bên đều có lợi. Thứ nhất là trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo. Doanh nghiệp tham gia với nhà trường trong việc xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra cho các chương trinh đào tạo và tham gia đánh fias chất lượng học sinhsinh viên tốt nghiệp trình độ đào tạo. Hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm nhằm tạo cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên".

GS Nguyễn Minh Đường cho rằng nếu gắn kết tốt giữa nhà trường với doanh nghiệp thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm

Ông Nguyễn Minh Đường nhấn mạnh thêm lợi ích của việc gắn kết: "Việc gắn kết sẽ đem lại lợi ích cho bốn bên. Thứ nhất là về nhà tường sử dụng những thiết bị khoa học, kỹ thuật tốt của doanh nghiệp mà nhà trường không thể mua. sử dụng các chuyên gia của doanh nghiệp giảng dạy chính cho người học. Về phía doanh nghiệp, sẽ có đội ngũ người học thực tập làm việc tại doanh nghiệp, qua đó cũng tuyển dụng được theo dõi và tuyển dụng được người giỏi. Người học thì có cơ hội thực tập có lương, có cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường cao, có kỹ năng nghề nghiệp tốt trong quá trình đào tạo. Về nhà nước sẽ nâng cao chất lượng trong hệ thống đào tạo, giảm tỉ lệ thất nghiệp cho người học".

Bà Francesca Roggero (Hiệu trưởng viện nghề Safielis tại Italia, thành viên của dự án Hope - dự án gắn trường học với doanh nghiệp ở Việt Nam) cũng chia sẻ: "Trong 4 năm đào tạo ở viện nghề Safielis sinh viên đều được tham gia thực hành từ năm 1 - 4, năm nhất sinh viên có 15 ngày thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở gần trường; năm 2 sinh viên có 15 ngày thực tập ở các khách sạn khác nhau ở nhiều thành phố của Italia; có thêm 15 ngày thực tập tạo nhà hàng và khách sạn ở Roma; năm thứ 3 sinh viên có 21 ngày thực tập tại các nhà hàng, khách sạn Roma và 15 ngày thực tập ở nước ngoài".

Bà Francesca Roggero cũng cho rằng đây là một cách đào tạo hiệu quả và ở Việt Nam nên tham khảo, để giảm tỉ lệ thất nghiệp cho các học viên sau khi ra trường. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng tuyển dụng được nguồn nhân lực mà mình mong muốn.

Ông Đàm Văn Hường - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội đánh giá cao phương pháp đào tạo theo mô hình trường học và doanh nghiệp. Ông chia sẻ: "Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội làm một trong những trường đầu tiên tham gia vào dự án gắn kết trường học và các doanh nghiệp. Trong quá trình học tại trường, sinh viên của trường có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp mà nhà trường gắn kết, sinh viên đi học một buổi và tham gia thực tập một buổi có lương. Thu nhập trong quá trình thực tập của các sinh viên khoảng 2 - 3 triệu/tháng. Sau khi ra trường cơ hội tìm kiếm việc làm cao hơn".

Chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước

Để thực hiện tốt dự án gắn kết trường học với các doanh nghiệp trong việc đào tạo và tạo việc làm cho học viên, các chuyên gia cũng mong muốn được hỗ trợ từ phía các chính sách của nhà nước. Nhà nước cần ban hành những chính sách cụ thể và đồng bộ để khuyến khích nhà trường, doanh nghiệp, người dạy, người học trong việc thực hiện mối quan hệ hợp tác này.

Thay chương trình khung đào tạo nghề dài hạn 80% cứng bằng khung chương trình khái quát để các trường căn cứ vào đó mà xây dựng chương trình đào tạo theo các mô đun kỹ năng nghề nghiệp. Gắn với việc làm để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Minh Đường chỉ rõ: "Hiện nay chủ trương và luật của Đảng và nhà nước đã có, nhưng chưa có chính sách cụ thể. Ví dụ như các kỹ sư, nhân viên nhà máy khi tham gia giảng dạy tại trường thì học được gì?, người học khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp thì được lợi gì?. Chương trình đào tạo cũng phải phù hợp với doanh nghiệp”.

Phương Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang