Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ phải rút bỏ vốn tại 6 doanh nghiệp

author 07:11 18/06/2017

(VietQ.vn) - Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ phải rút bỏ vốn tại 6 doanh nghiệp theo đề án tổng hể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải rút toàn bộ vốn tại 6 doanh nghiệp.

Đây là điều đáng chú ý nhất trong đề án này. Cụ thể: Thủ tướng yêu cầu EVN thực hiện thoái toàn bộ vốn tại 6 doanh nghiệp, bao gồm: Công ty Tài chính cổ phần Điện lực; Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần; Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4.

Liên quan đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đề án còn có những nội dung như sau: EVN vẫn sẽ tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nhiều đơn vị vẫn tiếp tục được giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - EVN như: Công ty Thủy điện Sơn La; Công ty Thủy điện Hòa Bình; Công ty Thủy điện Ialy; Công ty Thủy điện Trị An; Công ty Phát triển Thủy điện Sê San; Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát; Ban Quản lý dự án thủy điện 1; và các ban quản lý dự án nhà máy thủy điện trên nhiều địa bàn.

Trong đó, riêng công ty Thủy điện Tuyên Quang, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và EVN nghiên cứu phương án cổ phần hóa, trong đó nhà nước nắm cổ phần chi phối, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 150/TB-VPCP ngày 21.3.2017.

Cơ cấu tổ chức của tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi trong giai đoạn tới

Cơ cấu tổ chức của tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi trong giai đoạn tới 

Ngoài ra, Ban Quản lý dự án thủy điện 4 sẽ chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành quyết toán các dự án. Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được EVN đổi tên để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới của Bản Quản lý dự án.

Tại đề án phê duyệt lần này, Thủ tướng cũng yêu cầu cổ phần hóa các Tổng công ty Phát điện 1, 2, 3 (EVN nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ các Tổng công ty Phát điện đến hết năm 2019, năm 2020 tiếp tục xem xét thoái phần vốn nhà nước còn nắm giữ xuống dưới mức chi phối). Với Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3, Thủ tướng yêu cầu thoái vốn sau khi hoàn thành dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3.

Cơ cấu vốn điều lệ được cụ thể hóa như sau: Doanh nghiệp do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ gồm 7 doanh nghiệp là: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia; Tổng công ty Điện lực miền Bắc; Tổng công ty Điện lực miền Trung; Tổng công ty Điện lực miền Nam; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội; Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (chuyển thành công ty TNHH MTV trong giai đoạn 2019 - 2020 theo Quyết định số 168/QĐ-TTg); Doanh nghiệp do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ có 2 đơn vị là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2.

Hà Nội: Tiến hành rà soát, thu hồi xe máy cũ(VietQ.vn) - Từ nay đến năm 2020 Hà Nội sẽ rà soát thu hồi lại các xe máy cũ nát quá niên hạn.

Thùy Dung (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang