Vì sao sau kiểm toán, Tập đoàn Xăng dầu từ lãi trở thành lỗ nặng?

author 06:24 10/04/2015

(VietQ.vn) - Nếu như trong báo cáo tài chính hợp nhất tự lập của mình, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) báo lãi 4,8 tỷ đồng, thì sau kiểm toán, Tập đoàn lại ghi nhận lỗ 9,1 tỷ đồng trong năm 2014.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán bởi Deloitte. Trong báo cáo này, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đã được đưa ra với nhiều bất ngờ, thậm trí trái ngược với những gì Tập đoàn này đã công bố trước đó không lâu.

Sau kiểm toán, lãi biến thành lỗ 

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán bởi Deloitte, khoản mục lợi nhuận sau thuế năm 2014 của Petrolimex bất ngờ được điều chỉnh từ số dương sang số âm. 

Theo đó, nếu như trong báo cáo tài chính hợp nhất tự lập của Petrolimex lúc trước, Tập đoàn này báo lãi 4,8 tỷ đồng (chủ yếu do quý IV lỗ nặng 1.145,1 tỷ đồng) thì sau kiểm toán, năm 2014, Petrolimex ghi nhận lỗ gần 9,1 tỷ đồng (trong khi đó, năm 2013 Tập đoàn đã lãi 1.578,9 tỷ đồng). Trong đó, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn âm 365,17 tỷ đồng (năm 2013 lãi 1.377,88 tỷ đồng).

Cũng theo Báo cáo tài chính của Petrolimex, lỗ luỹ kế của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam tại ngày 30/11/2011 với số tiền hơn 2.396,6 tỷ đồng, được bù trừ với lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam theo quy định của cơ quan Nhà nước. Theo đó, Văn phòng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính phương án bù trừ lợi nhuận trước thuế của Công ty mẹ, với số lỗ luỹ kế từ ngày 1/1/2010 đến ngày 30/11/2011 và thực hiện trong khoảng thời gian tối đa không quá 5 năm. 

Petrolimex cho biết, tại ngày 31/12/2014, số dư lỗ luỹ kế còn được bù trừ trong các năm sau của Tập đoàn là hơn 1.050 tỷ đồng. 

Petrolimex: Bất ngờ chuyện lãi/lỗ

Chuyện lãi/lỗ của Tập đoàn này thay đổi bất ngờ

Lỗ và lãi đúng chuẩn?

Liên quan đến tình hình kinh doanh của Petrolimex, đại diện đơn vị kiểm toán cho biết, giá trị thuần có thể thực hiện được của các mặt hàng xăng dầu tồn kho của Tập đoàn nhỏ hơn giá gốc với số tiền là khoảng 68 tỷ đồng. Trong đó, các mặt hàng bị lỗ với số tiền khoảng 292 tỷ đồng, các mặt hàng có lãi với số tiền khoảng 224 tỷ đồng. 

Theo đánh giá của lãnh đạo Tập đoàn, giá cơ sở để hình thành giá bán các mặt hàng xăng dầu do Nhà nước điều hành và theo quy định tại Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ 1/11/2014, thì công thức tính giá cơ sở được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu, trong khi Tập đoàn phải đảm bảo tồn kho dự trữ một khối lượng xăng dầu trong khoảng 30 ngày. Do vậy, giá bán xăng dầu sẽ điều chỉnh chậm hơn, so với biến động về giá xăng dầu đầu vào và khoản giảm giá của các mặt hàng xăng dầu tồn kho nêu trên mang tính luân chuyển theo chu kỳ tính giá của Nhà nước. 

Vậy nên, Petrolimex quyết định không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với các mặt hàng xăng dầu tồn kho tại ngày 31/12/2014 và thực hiện hạch toán lãi/lỗ theo thực tế tại thời điểm bán hàng. 

Tuy nhiên, kiểm toán viên Deloitte lại cho rằng, nếu ghi nhận số dự phòng giảm giá hàng tồn kho riêng cho các mặt hàng bị lỗ nêu trên vào năm 2014, thì kết quả kinh doanh của Tập đoàn sẽ giảm một khoản tương ứng với số tiền nêu trên. 

Đưa ra giải trình về vấn đề này, ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng giám đốc Petrolimex cho biết, việc thực hiện lãi/lỗ theo thực tế tại thời điểm bán hàng là phù hợp trong điều kiện Nhà nước điều hành giá bán xăng dầu, đồng thời xu hướng giảm giá dầu thô thế giới trong tháng 12/2014 và tháng 1/2015 đã chậm lại. 

Cũng theo giải trình của Petrolimex, việc không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đối với các mặt hàng xăng dầu đã thực hiện từ các năm tài chính trước nên sẽ ảnh hưởng mang tính gối dầu giữa các năm tài chính.

Trà Phương

 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang