Tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2018 với những điều cần biết

author 06:21 21/03/2018

(VietQ.vn) - Theo thông tin từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2018, Học viện tuyển sinh trong cả nước theo 2 phương thức: xét tuyển căn cứ kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển theo học bạ.

Sự kiện: Tuyển sinh 2018

Theo đó, hai phương thức tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2018 như sau:

Phương thức 1

Xét tuyển căn cứ kết quả thi THPT quốc gia năm 2018. Học viện cũng sử dụng điểm thi được bảo lưu theo Quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT Quốc gia để xét tuyển.

- Học viện sử dụng kết quả miễn thi THPT Quốc gia bài thi môn Tiếng Anh để tuyển sinh với mức quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh sang điểm xét tuyển sinh như sau:

‘Tất tần tật’ những điều cần biết về tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2018

- Thí sinh được miễn thi môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia có các chứng chỉ tiếng Anh TOEFL ITP và TOEFL iBT (do tổ chức Educational Testing Service cấp) và chứng chỉ IELTS (do tổ chức British Council hoặc International Development Program cấp) còn hiệu lực đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển đại học cần nộp bản sao công chứng chứng chỉ TOEFL ITP/TOEFL iBT/IELTS cho Học viện để xét tuyển.

Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét tuyển theo học bạ 30% chỉ tiêu từng ngành/chuyên ngành đối với thí sinh là học sinh các trường chuyên/năng khiếu đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong cả 3 năm học THPT.

Thí sinh thuộc đối tượng này đăng ký xét tuyển ngành Báo chí phải dự thi môn Năng khiếu báo chí và đạt 5.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10) mới đủ điều kiện xét tuyển.

Phương thức tuyển sinh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tuyển sinh 2018, chỉ tiêu tuyển sinh

* Thi môn Năng khiếu báo chí xét tuyển ngành Báo chí

Cấu trúc bài thi Năng khiếu báo chí gồm 2 phần:

- Phần thứ nhất (3 điểm): Tất cả thí sinh dự thi ngành Báo chí làm bài thi trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi, thời gian làm bài 30 phút: Kiểm tra hiểu biết chung (nội dung đề thi nằm trong các môn học: Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn của chương trình Trung học phổ thông, chủ yếu là lớp 12).

- Phần thứ hai (7 điểm):

+ Đối với thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình, Ảnh báo chí:

Xem hình ảnh (ảnh chụp, video clip) và viết bình luận không quá 500 chữ về hình thức, kỹ thuật, nội dung hình ảnh được xem, thời gian làm bài 30 phút (3 điểm);

Trả lời phỏng vấn trực tiếp để thể hiện hiểu biết về lĩnh vực quay phim truyền hình, ảnh báo chí; kiến thức về tạo hình và bố cục, tư duy hình ảnh; ý tưởng sáng tạo; khả năng giao tiếp… (4 điểm)

+ Đối với thí sinh dự tuyển các chuyên ngành khác của ngành Báo chí: Làm bài thi tự luận gồm 2 câu hỏi, thời gian làm bài 120 phút.

Câu 1 (3 điểm): Đánh giá năng lực xử lý, biểu đạt thông tin và sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng, hoàn thiện văn bản. Dạng thức đề thi có thể là: Cung cấp một văn bản báo chí có lỗi sai (về quan điểm chính trị, cấu trúc văn bản, về tính logic, về văn phong, về cách sử dụng ngôn từ…) yêu cầu thí sinh sửa chữa và hoàn thiện văn bản theo cách của mình.

Câu 2 (4 điểm): Đánh giá năng lực phát hiện vấn đề và thể hiện quan điểm cá nhân. Dạng thức đề thi có thể là: Cung cấp thông tin về một vấn đề, một sự kiện, yêu cầu thí sinh viết một bài luận tối đa là 500 từ.

Bài thi Năng khiếu báo chí do Học viện ra đề và tổ chức chấm thi.

Về chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2018 như sau: 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang