Tàu chiến USS Montgomery lợi hại hàng đầu Mỹ lại gặp sự cố

author 11:43 05/11/2016

(VietQ.vn) - Theo giới quan chức Hải quân Mỹ, tàu chiến ven biển USS Montgomery (LCS 8) va chạm với một kết cấu xi măng trên kênh đào dẫn đến vết nứt.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tàu chiến USS Montgomery liên tục gặp sự cố

Theo đại diện Hải quân Mỹ nói với CNN, tàu chiến ven biển USS Montgomery bị một vết nứt có chiều dài khoảng 45,7 cm nằm cách mặt nước khoảng 3 m nên không dẫn đến nguy cơ rò rỉ nước cũng như an toàn của tàu. LCS 8 đã vượt qua kênh đào Panama để tiếp tục hướng về San Diego theo kế hoạch, theo thông tin trên tờ Zing News.

Tàu chiến USS Montgomery liên tục gặp sự cố.

 Tàu chiến USS Montgomery liên tục gặp sự cố. Ảnh: Zing News

Vụ việc mới nhất nối tiếp chuỗi sự cố xảy ra đối với con tàu trị giá 360 triệu USD kể từ khi được đưa vào hoạt động trong tháng 10/9. Theo đó, ngày 7/10, LCS 8 va chạm với tàu kéo khi di chuyển tránh cơn bão Mathew vừa qua dẫn đến nứt vỏ tàu.

Trung tá Rebecca Haggard, phát ngôn viên Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết, vụ va chạm khiến một lượng nước biển nhỏ tràn vào tàu, thủy thủ đoàn đã vá tạm thời vết nứt.

Trước đó, Austal được nhận hợp đồng đóng thêm 10 chiếc LCS trị giá 3,5 tỷ USD ngoài chiếc LCS 2 được gia nhập biên chế vào tháng 1/2010.

Đội trưởng phụ trách giám sát của nhà máy đóng tàu Austal, ông Stephen Mitchell cho biết những chiếc tàu LCS sẽ tăng cường tính linh hoạt cho các binh lính cũng như nhiều lựa chọn khác cho tác chiến tầm xa.

Trên thực tế, cấu trúc động cơ của LCS cho phép tàu này làm việc ở nhiều chế độ khác nhau, tuy nhiên với hai sự cố khiến cho cả hai cần trục không thể hoạt động thì lựa chọn tốt nhất là đưa nó về cảng Mayport ở Florida để sửa chữa.

Theo Military, sự cố hỏng hóc của tàu USS Montgomery xảy ra sau một loạt trục trặc trước đó của các tàu tác chiến cận bờ của Hải quân Mỹ. Đây là chiếc LCS thứ 5 phát sinh vấn đề trong vòng một năm trở lại đây và là chiếc thứ 3 gặp trục trặc nghiêm trọng về động cơ trong vòng 3 tuần qua. Trước đó, các tàu USS Coronado (LCS-4) và USS Freedom (LCS-5) cũng gặp lỗi động cơ và phải ngừng hoạt động.

'Rùng mình' với loạt vũ khí tự chế giết người mới của IS(VietQ.vn) - Vũ khí tự chế mà IS đang tự tạo ra đều khiến đối phương không ngờ tới như ô tô đồ chơi, thú nhồi bông, bom bay…chỉ cần chạm nhẹ là chúng sẽ phát nổ.

Soi sức mạnh hệ thống tàu chiến ven biển lớp LCS

VNE cho biết, theo nhận định của chuyên gia quân sự, lớp tàu LCS này là bước đột phá của hải quân trong việc thiết kế tàu và công nghệ tác chiến hải quân.

Tàu USS Montgomery có lượng giãn nước 2.637 tấn, trang bị 2 động cơ tuốn bin khí LM2500 cho phép đạt tầm hoạt động khoảng 8.000km và vận tốc lên tới 40 hải lý/giờ.

Tàu chiến USS Montgomery có thể hoạt động ở tốc độ thấp phù hợp với các chiến dịch ven biển hoặc di chuyển nhanh để tránh hoặc truy đuổi tàu nhỏ, tàu ngầm. Tàu do Lockheed-Martin phát triển.

USS Montgomery sử dụng động cơ phản lực nước thay chân vịt, giúp tàu có thể di chuyển về một phía, xoay vòng và tiến vào những không gian chật hẹp. Tàu dài 119 m, mớn nước 4 m, tốc độ tối đa khoảng 74 km/h. Tàu được sử dụng để rà phá mìn, dò tàu ngầm và chiến đấu trên mặt biển.

Hải quân Mỹ có ý định sản xuất 55 chiếc LCS với nhiều nhiệm vụ hỗ trợ khác nhau nhằm duy trì vị thế thống trị ở các vùng ven biển và các nút giao thông đường biển. Và để tăng thêm sức mạnh cùng cải thiện khả năng phòng thủ tầm xa cho tàu chiến lớp LCS, Hải quân Mỹ cũng dự kiến tích hợp tên lửa Hellfire.

Tên lửa Longbow Hellfire được thiết kế để đối phó với đội hình tập kích của các máy bay tấn công nhanh và tàu tốc độ cao của đối phương nhắm vào tàu chiến ven biển Mỹ.

Phiên bản tên lửa Hellfire trên tàu LCS được thiết kế khác một chút so với phiên bản gắn trên trực thăng và máy bay không người lái (UAV).

Tàu chiến ven biển lớp LCS Mỹ.

Tàu chiến ven biển lớp LCS Mỹ. Ảnh: VNE

Theo chuyên gia quân sự Kris Osborn, tên lửa phóng từ tàu LCS sử dụng công nghệ dẫn đường/dò tìm "sóng mm", một hệ thống khóa mục tiêu có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Thời gian tới, tên lửa này sẽ được thiết kể để tích hợp vào hệ thống chiến đấu và máy tính trên tàu LCS.

Một phần của thiết kế tên lửa Hellfire lắp trên tàu LCS là giúp phối hợp và kết nối khóa mục tiêu với các trực thăng Mk-60 của hải quân Mỹ hoạt động ngoài đường chân trời.

Trong tương lai, tên lửa Hellfire sẽ được sử dụng bên cạnh các pháo 30 mm và 57 mm, đồng thời sẽ được kết nối với các UAV cất hạ cánh thẳng đứng phóng từ tàu LCS. Nền tảng tình báo, trinh sát và giám sát này có thể giúp phát hiện mục tiêu và truyền video theo thời gian thực tới trung tâm chỉ huy và kiểm soáy mục tiêu trên tàu.

Việc tích hợp tên lửa Hellfire cho tàu LCS đã được triển khai trong nhiều năm và được xem là một yếu tố then chốt trong chiến lược "triển khai sức mạnh" của hải quân Mỹ nhằm trang bị tốt hơn các vũ khí phòng thủ và tấn công cho hạm đội tàu mặt nước, Osborn nhấn mạnh.

Để giúp Hải quân Mỹ bắt kịp với một Trung Quốc đang trỗi dậy, một nước Nga ngày càng quyết đoán, và các chiến dịch chống IS do Mỹ dẫn đầu, Hải quân Mỹ muốn những chiếc LCS có nhiều thời gian ở trên biển, nhưng để làm được điều này, các LCS sẽ cần phải đáng tin cậy hơn các tàu khác.

Tuy nhiên, theo chuyên gia quân sự, có một điều chắc chắn, để triển khai một hạm đội lớn hơn và tốt hơn, Hải quân Mỹ đầu tiên cần phải tin tưởng rằng các tàu mới của họ thực sự có thể đi biển và không bị hỏng.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang