Tàu chìm, "nghỉm" luôn trách nhiệm

author 08:50 06/08/2013

(VietQ.vn) - Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ chìm tàu nghiêm trọng đáng chú ý là việc vi phạm luật đường thủy. Tuy nhiên trách nhiệm của những người có liên quan trong vụ việc luôn bị né tránh.

Vụ chìm tàu ở Cần Giờ: Điều tra việc chở quá tải

Sáng 5/8, sau khi kết thúc việc tìm kiếm cứu nạn vụ chìm tàu trên biển Cần Giờ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật cho biết: Cục giao cho Cảng vụ TP.HCM trách nhiệm xác minh, thanh kiểm tra bước đầu về nguyên nhân gây tai nạn và trách nhiệm các bên liên quan. Nếu phát hiện có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan công an.
 
lực lượng cứu hộ đang tiến hành kéo chiếc ca nô bị bạn vào bờ ( ảnh: internet)
Lực lượng cứu hộ đang tiến hành kéo chiếc ca nô gặp nạn vào bờ 
 
Nhận định ban đầu về tàu bị nạn có chức năng chở nhiều khách hay không, Cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam, ông Nguyễn Nhật cho hay, tàu ca nô chở quá tải, không đảm bảo cho việc chở 30 người. Ca nô xuất bến quá tải mà không có cơ quan chức năng nào kiểm tra, ông Nhật cho rằng, ca nô xuất phát vào chiều tối nên rất khó cho các cơ quan Cảng vụ Tiền Giang kiểm soát.
 
Đánh giá về công tác cứu hộ, cứu nạn, ông Nhật cho rằng lực lượng tham gia công tác cứu nạn đã rất tích cực, làm việc ngày đêm để cứu hộ cứu nạn, tìm kiếm nạn nhân mất tích. Đến sáng nay, đã hoàn tất tìm kiếm thi thể 9 nạn nhân bị mất tích trong vụ chìm tàu.
 
Trước đó, khoảng 21 giờ tối qua (2/8), tàu  HP 29 - BP trở 30 khách đi từ Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang về hướng Vũng Tàu, khi ngang qua khu vực sông Soài Rạp, xã Lý Nhơn, huyện biển Cần Giờ gặp sóng to gió lớn đã bị chìm.
 
Theo điều tra sơ bộ, ca nô HP29 - BP vốn là một trong 2 ca nô được Công ty liên doanh dầu khí Việt - Nga (tức Vietsopetro) tài trợ cho Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để làm nhiệm vụ. 
 
Một thời gian ngắn sử dụng do bị trục trặc kỹ thuật nên Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần công nghệ Việt - Czech (trụ sở KCN Đông Xuyên, TP.Vũng Tàu) để sửa chữa. Chiều 2-8 khi 2 canô được sữa chữa xong, chờ xuất xưởng, ông Quyết (là Giám đốc Công ty cổ phần bến tàu du lịch Vũng Tàu - Vũng Tàu merine) mượn 3 ca nô từ ông Vũ Xuân Đào (Giám đốc Công ty cổ phần công nghê Việt - Czech) để di chuyển đến Tiền Giang chở công nhân viên công ty vừa dự đám cưới về lại Vũng Tàu.
 
Đến 19h tối 2-8 canô H29 - BP do ông Phạm Duy Phúc làm tài công, Nguyễn Văn Dương làm thợ máy khi đến tọa độ 10021’43 độ vĩ Bắc – 106057’44 độ vĩ Đông, thuộc thủy phận huyện Cần Giờ, TP.HCM thì gặp sự cố, bị gió đánh úp, nước tràn vào và từ từ chìm xuống. Lúc này trên canô có tổng cộng 30 người. Theo Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, nguyên nhân tàu chìm có thể là tàu gặp gió lớn, không đủ nhiên liệu và chở quá tải (mức cho phép là 12 người nhưng chở đến 30 người).
 
Đắm tàu nghiêm trọng ở Hạ Long
 
Cho dù tỉnh Quảng Ninh cũng như các ngành chức năng của tỉnh như Cảnh sát giao thông đường thủy, Cảng vụ nội địa, Thanh tra giao thông đã tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn giao thông tại các phương tiện chở khách tham quan vịnh Hạ Long, nhưng tai nạn giao thông vẫn xảy ra, làm nhiều người chết.
 
Dư luận còn chưa nguôi về vụ tai nạn giao thông xảy ra vào ngày 17/2/2011, tại khu vực đảo Titốp trên vịnh Hạ Long, tàu Trường Hải 06 của Công ty đã bị chìm trong đêm làm 12 khách du lịch gồm các quốc tịch Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Australia và 1 người Việt Nam bị thiệt mạng, 9 người khách nước ngoài khác may mắn được cứu sống.
 
Ngày 3/10/2012 tại khu vực hang Sửng Sốt, vụ va chạm giữa tàu Đông Phong 02 với xuồng chuyển tải chở 18 khách du lịch Đài Loan bị lật, 5 người đã thiệt mạng. Ý thức của người điều kiển phương tiện chở khách tham quan vịnh Hạ Long một lần nữa được dư luận nhắc đến.
 
Qua kết quả của cơ quan chức năng, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông trên vịnh Hạ Long bắt nguồn từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện.
 
Tàu Vinacomin trở 3000 tấn than chìm nghỉm
 
Vào hồi  01 giờ 53 phút, ngày 20/3, Đài Thông tin Duyên Hải Đà Nẵng thu được điện báo động cấp cứu bằng phương thức Gọi chọn số (DSC) trên kênh 70 VHF từ tàu Vinacomin 03 có MMSI: 574000630, thuộc Công ty Cổ phần Vận tải thủy – Vinacomin - Quảng Ninh, với tính chất không xác định và dữ liệu vị trí: 18-29N 106-41E, cách bờ biển tỉnh Nghệ An khoảng 51 hải lý. 
 
Ngay sau khi tiếp nhận, hệ thống đã phát tín hiệu báo nhận và yêu cầu tàu chuyển về tần số thoại tương ứng. Đồng thời, hệ thống đã thông báo thông tin trên tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương. 
 
Bằng các xử lý nghiệp vụ hệ thống biết được: tàu Vinacomin 03, trọng tải 3100 tấn đang hành trình chở than từ Quảng Ninh đi Cảng Hòn La (Quảng Bình) đến vị trí trên thì xảy ra va chạm với tàu Vinacomin 02 đang hành trình từ Hòn La ra Quảng Ninh. 
 
Sau khi va chạm xảy ra tàu Vinacomin 03 bị chìm, 13 thuyền viên trong tổng số 14 thuyền viên của tàu đã được tàu Vinacomin 02 hỗ trợ đưa lên tàu an toàn, 01 thuyền viên còn lại mất tích. 
 
Đến 4 giờ 40 phút ngày 20/3, thuyền viên còn lại của tàu Vinacomin 03 đã được tìm thấy, sức khỏe của thuyền viên ổn định. 
 
Ông Vũ Văn Tâm – Giám đốc Công ty Vinacomin cho biết, tàu Vinacomin chở gần 3.000 tấn than bị chìm ngoài biển khu vực trên, hiện nay tàu Vinacomin 02 đã về cảng Hòn La để neo đậu chờ cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân vụ việc.   
 
Vụ chìm tàu Dìn Ký: Vi phạm luật đường thủy
 
Chập tối 20/5, chiếc tàu 2 tầng của khu du lịch Dìn Ký, chi nhánh cầu Ngang chở theo hàng chục du khách đang dự tiệc sinh nhật con trai giám đốc Quách Lương Tài thì bất ngờ trời mưa to kèm gió lớn. Tàu quay đầu về bến cách bờ chừng 100 m tàu thì chao đảo, lật ngang 16 người trong đó có 6 trẻ nhỏ đã bị nhấn chìm xuống lòng sông.
Tàu Dìn Ký chìm trên sông
Tàu Dìn Ký chìm trên sông
 
11 tiếng sau đó, lực lượng cứu hộ mới xác định được vị trí thuyền. Sau nhiều giờ đồng hồ tiếp cận, những thợ lặn đã phá cửa sổ khoang tàu và đưa 15 thi thể lên bờ, trong số này có 9 người trong gia đình anh Tài. Sáng 23/5 thi thể bé trai 9 tuổi mới được tìm thấy trong buồng máy của chiếc tàu chìm
 
Liên quan đến vụ việc, Chiều 31-5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can đối với hai đối tượng liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn xảy ra vào tối 20-5 tại KDL xanh Dìn Ký Cầu Ngang, xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An (Bình Dương), làm 16 người thiệt mạng.
 
Cơ quan chúc năng khởi tố Lao Văn Quang (28 tuổi, ngụ khu phố Đông, phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An) về tội danh “giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy” và Nguyễn Văn Đức (24 tuổi, quê Bến Tre, tạm trú tại khu phố Đông, phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An) về tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện đường thủy".
 
 Đình chỉ hoạt động 2 hoa tiêu trong vụ chìm tàu Trường Hải
 
Chiều ngày 12/4/1012, ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động của hoa tiêu dẫn tàu Krairatch Dignity và hoa tiêu dẫn tàu Trường Hải Star để phục vụ điều tra tai nạn.
 
Cảng vụ hàng hải cũng đã cử cán bộ nghiệp vụ trong tổ điều tra tai nạn lên tàu Krairatch Dignity để thu thập tài liệu, hộp đen và lấy lời khai thuyền trưởng, các thuyền viên liên quan.
 
Theo Cảng vụ Vũng Tàu thì công tác quan trọng nhất trong thời điểm này là tìm kiếm các container thất lạc và trục vớt tàu để hạn chế khả năng xảy ra tràn dầu.
 
Trong sự cố này, có 41 trong tổng số 66 container bị chìm theo tàu, 25 container nằm bên trên rơi ra ngoài. Tính đến chiều ngày 22/4, các lực lượng chức năng đã tìm thấy được 22 trong số 25 container rơi ra ngoài nhưng mới trục vớt được 21 container, container thứ 22 bị đè dưới thân tàu nên vẫn chưa trục vớt được.
 
Trước đó, đêm 9/4, đang trên đường từ Vũng Tàu đến TP HCM, tàu Trường Hải Star (trọng tải gần 4.000 tấn) chở 66 container đã va vào tàu hàng 42.000 tấn của Thái Lan. Tàu Trường Hải Star chìm mang theo 64 ôtô vừa xuất xưởng.
Ngày 5/8, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan chức năng về công tác tìm kiếm cứu nạn và nguyên nhân vụ chìm tàu H29 BP vào 20h ngày 2/8 trên vùng biển Cần Giờ, TP HCM.
 
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Thăng chỉ đạo điều tra làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan nhằm rút kinh nghiệm để không xảy ra tai nạn tương tự. Người đứng đầu ngành giao thông đã quyết định thành lập ngay một Tổ điều tra đặc biệt do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công làm Tổ trưởng để điều tra vụ việc.
 
Bộ trưởng Thăng yêu cầu các cơ quan báo cáo kiểm điểm trách nhiệm cung cấp thông tin khi có sự cố xảy ra; điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn liên quan đến công tác quản lý nhà nước. Đồng thời, điều tra làm rõ trách nhiệm của 2 lái tàu cùng xuất bến khi biết có báo hiệu tàu H29 BP bị nạn mà không dừng lại ứng cứu.
 
Các cơ quan, đơn vị có liên quan đến vụ tai nạn phải báo cáo vụ việc chậm nhất đến ngày 20/8/2013.
 
Mai Anh Tuân
 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang