Trung Quốc 'đánh phủ đầu' vì sợ Australia đưa tàu ngầm đến Biển Đông

author 10:39 28/04/2016

(VietQ.vn) - Qua báo chí chính thức, Trung Quốc đã lớn tiếng đe dọa Australia sau khi phi vụ nước này quyết định mua 12 tàu ngầm Barracuda của Pháp.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo những tin tức mới nhất trên báo chí, Canberra ngày 26/4 cho biết, nhà thầu DCNS của Pháp đã vượt qua đối thủ Nhật Bản để giành được hợp đồng trị giá gần 39 tỷ USD giúp Australia chế tạo 12 tàu ngầm Barracuda (Cá nhồng vây ngắn) để thay thế hạm đội tàu ngầm đã lỗi thời của Hải quân Hoàng gia.

Pháp đã vượt qua Nhật Bản và Đức để giành được gói thầu đóng 12 tàu ngầm Barracuda trị giá 39 tỉ USD cho Australia

Pháp đã vượt qua Nhật Bản và Đức để giành được gói thầu đóng 12 tàu ngầm Barracuda trị giá 39 tỉ USD cho Australia. Ảnh minh họa

Báo Dân Trí trích dẫn Japan Times cho hay, ngay sau khi thông tin này được phát đi, Thời báo Hoàn cầu - một phụ trang của tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng tải một bài xã luận chỉ trích thương vụ mua sắm tàu ngầm hạt nhân của Australia.

Trong bài xã luận có đoạn viết: “Canberra cần biết rõ rằng chương trình trang bị tầu ngầm của Australia nằm trong ván cờ địa chính trị tại châu Á-Thái Bình dương và sẽ được sử dụng trong cuộc phân tranh chiến lược trong khu vực”. Bắc Kinh cho rằng, thương vụ này sẽ giúp "tăng cường sức mạnh chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và tác động tiêu cực đến an ninh chiến lược của Trung Quốc”.

Thời báo Hoàn cầu cũng hối thúc các đồng minh của Mỹ không có tranh chấp hàng hải (ở Biển Đông) trong đó có Australia nên tránh để “bị các thế lực bên ngoài khác lôi kéo vào vấn đề tranh chấp”. Tờ báo đe dọa: “Nếu tàu ngầm Australia tham gia gây sức ép quân sự, thì Trung Quốc bắt buộc phải trả đũa, triển khai sức mạnh phản công và cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho quyền lợi của Australia”.

Ngay sau đó, báo chí Trung Quốc đã lên tiếng đe dọa Australia vì sợ nước này triển khai tàu ngầm hạt nhân tới Biển Đông

Ngay sau đó, báo chí Trung Quốc đã lên tiếng đe dọa Australia vì sợ nước này triển khai tàu ngầm hạt nhân tới Biển Đông. Ảnh DCNS

Đồng thời, tờ báo cũng nhấn mạnh lại tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế của Australia với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Canberra. Tuyên bố này được báo chí Trung Quốc đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ngày 26/4 thông báo Pháp đã vượt qua Đức và Nhật Bản, trúng gói thầu đóng 12 tàu ngầm tấn công hạt nhân trị giá 39 tỉ USD cho Hải quân Australia.

Thủ tướng Turnbull cho biết các tàu ngầm sẽ được đóng tại thành phố Adelaide (Australia) và sẽ tạo ra 2.800 việc làm cho người Australia, báo Thanh Niên đưa tin theo đài ABC ngày 26/4. Hợp đồng đóng 12 tàu ngầm trị giá 50 tỉ đô la Australia (39 tỉ USD) được trao cho hãng đóng tàu DCNS của Pháp. Các tàu ngầm này sẽ thay thế đội tàu lớp Collins cũ của Hải quân hoàng gia Australia.

Nhật Bản và Đức trước đó cũng tham gia đấu thầu dự án này. Quyết định được chính phủ Australia đưa ra sau nhiều tháng nghiên cứu và đánh giá. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne khẳng định an ninh quốc gia chính là yếu tố dẫn đến quyết định cuối cùng này: “Quyết định được đưa ra dựa vào năng lực của DCNS vì họ có thể đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu độc nhất mà chúng tôi đưa ra”.

Tàu ngầm Barracuda mà Australia đặt mua của Pháp là một trong những tàu ngầm hạt nhân chạy êm nhất thế giới

Tàu ngầm Barracuda mà Australia đặt mua của Pháp là một trong những tàu ngầm hạt nhân chạy êm nhất thế giới. Ảnh Mer et Marine

Bà Payne cho hay các yêu cầu bao gồm khả năng cảm biến vượt trội và những đặc tính tàng hình của tàu ngầm, bên cạnh đó là tầm hoạt động và tuổi thọ của các tàu. Thủ tướng Turnbull nói rằng Australia và Nhật Bản vẫn cam kết là đối tác chiến lược đặc biệt dù không ký hợp đồng lần này.

Tàu ngầm Pháp đóng cho Australia thuộc lớp Barracuda, biến thể của một loại tàu ngầm hạt nhân hiện có của Pháp. Tàu ngầm Barracuda đóng cho Australia sẽ sử dụng động cơ điện - dielsel và hệ thống đẩy phản lực nước, giúp tàu chạy êm hơn so với các tàu sử dụng công nghệ chân vịt lỗi thời. Tàu ngầm Barracuda Pháp đóng cho Australia có thể sẽ dài 97 m, lượng giãn nước hơn 4.000 tấn khi lặn và 4.500 tấn khi nổi.

Được biết, Australia là một trong các đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngay trước phi vụ đặt mua tàu ngầm Barracuda từ Pháp, Australia đã thể hiện quan điểm cứng rắn đối với các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông như đưa khí tài quân sự đến khu vực tranh chấp, tăng cường bồi lấp trái phép ở Biển Đông.

>> Tự thiêu gần công viên Hòa Bình: Lạ lùng thư tuyệt mệnh hỏi 'tôi là ai'

Thanh Huyền (T/h)

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang