Tàu sân bay USS John C Stennis: Bá chủ trên mỗi vùng biển đi qua

author 10:44 14/02/2016

(VietQ.vn) - Siêu hàng không mẫu hạm USS John C Stennis là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 3 (CSG-3) với khả năng mang theo 90 máy bay các loại.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 9/12/1995, tàu sân bay USS John C Stennis (CVN-74) là chiếc thứ 7 của lớp Nimitz chạy bằng năng lượng nguyên tử của Hải quân Mỹ, được đặt theo tên Thượng nghị sĩ bang Mississippi. USS-John C Stennis là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 3 (CSG-3) với nòng cốt là phi đoàn tiêm kích trên hạm số 9 (CVW-9) và liên đội tàu khu trục DESRON 21, theo thông tin trên Zing News.

Cảng nhà của tàu sân bay USS C Stennis (CVN-74) là Bremerton, Washington, Mỹ

Cảng của tàu sân bay USS C Stennis (CVN-74) là Bremerton, Washington, Mỹ. Ảnh wikimedia.org

Tàu sân bay USS John C Stennis có trọng tải choán nước 103.300 tấn Anh, độ dài 332,8m, mớn nước 11,3m. Siêu hàng không mẫu hạm này sử dụng động cơ đẩy là lò phản ứng hạt nhân Westinghouse  A4W, 4 tua bin hơi nước với sức chứa thủy thủ đoàn lên tới 3,200 người. Hệ thống cảm biến trên tàu bao gồm radar phòng không AN/SPS-48E và AN/SPS-49 (V)5, radar dò mục tiêu AN/SPQ-9B, radar điều kheienr không lưu AN/SPN-46, radar không lưa AN/SPN-43C, radar hỗ trợ hạ cánh AN/SPN-41, radar dẫn đường  Mk 91 NSSM, theo Wikipedia.

Báo Đất Việt cho hay, nhóm tác chiến tàu sân bay John C Stennis bao gồm tàu sân bay USS John C Stennis (CVN 74), Liên đội không quân hạm số 9, phi đội tàu khu trục số 21 gồm 4 tàu khu trục: USS Pinckney (DDG 91), USS Kidd (DDG 100), USS Dewey (DDG 105) và USS Wayne E. Meyer (DDG-108)] và tàu tuần dương USS Mobile Bay (CG 53), được triển khai tới vùng đảm trách thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ để tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải và hợp tác an ninh chiến trường nhằm hỗ trợ an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ - châu Á -Thái Bình Dương.

Tàu sân bay USS John C Stennis có thể mang theo 90 máy bay các loại, 4 máy phóng hơi nước cùng 4 thang máy để vận chuyển máy bay lên xuống mặt boong. Nhiệm vụ của tàu sân bay Stennis và Không đoàn là để tiến hành duy trì hoạt động không chiến triển khai trên toàn cầu. Không đoàn gồm 8 - 9 phi đội. Kèm theo là những chiếc máy bay Hải quân và Thủy quân lục chiến F/A-18 Hornet, EA-6B Prowler, MH-60R, MH-60S, và E-2C Hawkeye.

Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi tàu sân bay USS John C Stennis đi xuyên qua cầu vồng

Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi tàu sân bay USS John C Stennis đi xuyên qua cầu vồng. Ảnh US Navy

Không đoàn có thể tham gia truy đuổi máy bay địch, tàu ngầm, và mục tiêu mặt đất, hoặc đặt mìn hàng trăm dặm từ tàu. Máy bay trên Stennis được sử dụng để tiến hành tấn công, hỗ trợ mặt đất, bảo vệ hoặc vận chuyển Nhóm tác chiến hoặc hàng hóa thân thiện khác, và thực hiện phong tỏa đường biển hoặc đường hàng không.

Không đoàn cung cấp sự hiện diện rõ ràng để chứng minh sức mạnh của Mỹ và giải quyết khủng hoảng. Stennis thường hoạt động là trung tâm của một đoàn tàu chiến chỉ huy bởi một sĩ quan thủ lĩnh trên tàu Stennis và bao gồm những tàu khác. Hai lò phản ứng hạt nhân của Stennis giúp tàu hoạt động với phạm vi và thời gian không giới hạn với tốc độ đỉnh vượt quá 30 hải lý/h (56 km/h, 34,5 mph).

Bốn máy phóng và hệ thống bắt giữ máy bay lo việc phóng và tiếp nhận các máy bay nhanh chóng và kịp thời. Tàu USS John C Stennis mang được khoảng ba triệu gallon (11.000 m³) nhiên liệu cho máy bay của mình và các tàu hộ tống, và đủ loại vũ khí và đồ dự trự cho các hoạt động mở rộng mà không cần tiếp tế.

Tàu sân bay USS John C Stennis cũng có khả năng tự sửa chữa, bao gồm một Trung tâm bảo trì máy bay, một khu sửa chữa thiết bị điện tử vi mô thu nhỏ, một khu sửa chữa tàu biển. Đối với việc tự vệ, ngoài Không đoàn của mình và các tàu đi kèm, Stennis có các hệ thống tên lửa đất - đối - không của NATO RIM-7 Sea Sparrow và Rolling Air Missile, các hệ thống vũ khí phòng thủ tên lửa hành trình Phalanx, và Hệ thống chiến tranh điện tử SLQ-32.

Ngày 19/1/2016, Hải quân Mỹ đang triển khai tàu sân bay USS John C Stennis tới khu vực Tây Thái Bình Dương

Ngày 19/1/2016, Hải quân Mỹ đang triển khai tàu sân bay USS John C Stennis tới khu vực Tây Thái Bình Dương. Ảnh quotesgram.com

Nhiệm vụ mới đây nhất của siêu hàng không mẫu hạm này là vào ngày 19/1/2016, Hải quân Mỹ đã triển khai tàu sân bay USS John C Stennis (CVN 74) tới Đông Á nhằm phô trương sức mạnh với Triều Tiên và thể hiện sự ủng hộ các đồng minh của nước này trong vấn đề tranh chấp đảo ở Biển Đông.

Theo đó, các thủy thủ trên tàu Stennis đã rời khỏi căn cứ hải quân Kitsap-Bremerton, bang Washington từ hôm 15/1 để tới đồn trú trong 7 tháng tại Tây Thái Bình Dương. Số thủy thủ trên tàu này dự kiến tham gia một số cuộc diễn tập, trong đó có huấn luyện, phối hợp và tạo dựng năng lực với các liên minh trong khu vực Tây Thái Bình Dương.

Được biết, tàu sân bay USS John C Stennis được triển khai bổ sung tới khu vực này sau khi tàu USS Ronald Reagan thả neo tại căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka của Nhật Bản. Giới quan sát quốc phòng cho rằng hiếm khi Hải quân Mỹ cùng lúc triển khai 2 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân tới khu vực này. Mặc dù đây là kế hoạch đã được quyết định trước khi Triều Tiên thử hạt nhân, song việc triển khai tàu Stennis vẫn được cho là gây sức ép buộc Bình Nhưỡng không theo đuổi những hành vi khiêu khích nữa, báo VOV đưa tin.

Phan Huyền (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang