Sức mạnh uy trấn của dàn tên lửa trên cặp tàu chiến hiện đại nhất Việt Nam

author 18:15 24/09/2015

(VietQ.vn) - Quân cảng lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải Quân) đã đưa vào sử dụng 4 dàn phóng với 16 tên lửa Uran - E, cự ly bắn 130km trên 2 tàu chiến hiện đại nhất Việt Nam.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Ngày 24/9, Lữ đoàn tàu pháo, tên lửa 167 (Vùng 2 Hải Quân, đóng tại Nhơn Trạch, Đồng Nai) làm lễ thượng cờ, chính thức đưa vào hoạt động cặp tàu chiến hiện đại nhất Việt Nam – tàu tên lửa Molniya số hiệu 379 và 380 nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.

Tàu tên lửa Molniya của Việt Nam số hiệu 379 và 380 thuộc lớp 12418, được đóng vào tháng 10/2011

Tàu tên lửa Molniya của Việt Nam số hiệu 379 và 380 thuộc lớp 12418, được đóng vào tháng 10/2011

Đây là cặp tàu tên lửa thứ hai trong hợp đồng 6 tàu lớp 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009, trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Một năm trước, Tổng công ty này đã bàn giao 2 tàu tên lửa Molniya đầu tiên số hiệu 377 và 378 cho Quân chủng Hải quân Việt Nam.

Tàu tên lửa Molniya số hiệu 379 và 380 thuộc lớp 12418, được đóng vào tháng 10/2011, nghiệm thu kỹ thuật bắn đạn thật trên biển ở cấp Quân ủy hải quân và Bộ Quốc phòng hồi tháng 4. Trên mỗi tàu được trang bị bốn dàn phóng tên lửa Uran - E với tổng số 16 quả, cự ly bắn 130 km.

 Trao đổi về sức mạnh của cặp tàu chiến hiện đại nhất Việt Nam với báo VnExpress, Đại tá Phạm Khắc Lượng - Phó Tư lệnh Vùng 2 Hải quân - cho biết, tàu tên lửa tấn công nhanh 12418 có sức chiến đấu cao, trang bị vũ khí hiện đại, đồng bộ, sức cơ động nhanh, có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của Quân chủng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

Ngoài dàn tên lửa, tàu tên lửa tấn công nhanh 379 cũng được trang bị nhiều vũ khí tối tân, hiện đại phục vụ huấn luyện và chiến đấu. Cụ thể, tàu được trang bị dàn pháo hạm tự động AK - 176M, cự ly bắn khoảng 15 km, cao 11 km và tốc độ khoảng 120-130 viên mỗi phút, hệ thống pháo nhiễu phục vụ bắn tên lửa khi có mục tiêu, hệ thống rada,…

Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya là tàu chiến Việt Nam tự đóng và được trang bị nhiều vũ khí quân sự hiện đại

Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya là tàu chiến Việt Nam tự đóng và được trang bị nhiều vũ khí quân sự hiện đại

Cặp tàu chiến Việt Nam tự đóng cũng được trang bị hai pháo 6 nòng tự động AK630 có tầm bắn 4-5 km, tốc độ 4.000-5.000 viên mỗi phút. Hiện cặp tàu tên lửa tấn công thứ 5 và 6 đã được Tổng công ty Ba Son đóng xong giai đoạn một, dự kiến hoàn thành và bàn giao cho Quân chủng Hải quân vào giữa năm 2016.

Trước đó,  thông tin nhà máy đóng tàu Ba Son thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã tiến hành lễ bàn giao 2 tàu tên lửa Molniya số hiệu 379 và 380 cho Hải quân Việt Nam đã thu hút sự chú ý từ truyền thông nước ngoài. Nhiều tạp chí uy tín thế giới đã có bài viết bình luận, đánh giá về sức mạnh của cặp tàu tên lửa này, theo thông tin trên Zing News.

Theo Naval-technology, tàu tên lửa cao tốc Molniya có chiều dài 56,9 m, rộng 10,5 m, mớn nước 2,5 m, lượng giãn nước toàn tải 550 tấn. Vũ khí trên tàu rất mạnh gồm: Pháo hạm AK-176M 76 mm, tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E, 2 pháo bắn siêu nhanh AK-630M 30 mm, 4 tên lửa phòng không tầm thấp vác vai Igla-M.

Ưu điểm của Molniya là tính cơ động cao, có thể đạt tốc độ tối đa 42 hải lý/giờ (78 km/h). Tàu có khả năng hoạt động liên tục 10 ngày với phạm vi 3.100 km. Molniya còn có biệt danh "Tia chớp", được thiết kế để tiêu diệt nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các phương tiện mặt nước khác một cách độc lập hoặc theo biên đội.

Tàu tên lửa cao tốc Molniya nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến cho Hải quân Việt Nam

Tàu tên lửa cao tốc Molniya nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến cho Hải quân Việt Nam

Trong khi đó, tờ Diplomat nhận xét, tàu tên lửa Molniya có thể bảo vệ tàu ngầm, tàu đổ bộ hoặc thực hiện nhiệm vụ tuần tra giám sát hàng hải. Hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao, 2 tàu Molniya mới sẽ bổ sung và nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến cho Hải quân Việt Nam.

Tạp chí Nhật Bản đánh giá, trong những năm gần đây, Việt Nam đầu tư khá mạnh cho hải quân và đã mua 6 tàu ngầm Kilo, 4 tàu hộ tống tên lửa Geprad 3.9, tàu pháo cao tốc Svetlyak và giấy phép đóng tàu Molniya trong nước từ Nga. Các chương trình mua sắm vũ khí quân sự cùng chương trình đóng mới theo giấy phép giúp cho Việt Nam xây dựng một lực lượng hải quân có tầm cỡ trong khu vực.

Minh Thùy (T/h)

 

 
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang