Tàu thủy in 3D lớn nhất thế giới vừa được chế tạo có gì đặc biệt?

author 15:24 17/10/2019

(VietQ.vn) - Nhóm nghiên cứu tại Đại học Maine, Mỹ vừa chế tạo thành công chiếc tàu thủy sử dụng máy in 3D nguyên mẫu polymer lớn nhất thế giới.

Với thành quả này, Đại học Maine đã thiết lập cùng lúc 3 kỷ lục thế giới, đó là sử dụng máy in 3D nguyên mẫu polymer lớn nhất thế giới để chế tạo ra một chiếc tàu và cũng đồng thời là vật thể rắn được làm bằng công nghệ in 3D lớn nhất thế giới. Quá trình hoàn thiện con tàu mất khoảng 3 ngày.

Chiếc tàu có tên 3Dirigo, dài 7,62 m, nặng 2267,96 kg, đã được kiểm tra khả năng đi biển tại Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Đại dương Alfond W2 Ocean Engineering Laboratory của Đại học Maine trong môi trường hồ với máy tạo sóng đa hướng và tạo gió công suất cao.

Tại lễ ra mắt trong tuần trước, Trung tâm Công nghệ vật liệu Composites và Cấu trúc tiên tiến tại Đại học Maine đã hạ thủy chiếc tàu trước sự chứng kiến của các thành viên tới từ Ủy ban Kỷ lục thế giới Guinness.

Khả năng đi biển của chiếc tàu 3Dirigo với các mặt vát phẳng, dài 25 feet và nặng 5000 (pound) đã được kiểm tra tại Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Đại dương Alfond W2 Ocean Engineering Laboratory của Umaine, trong môi trường hồ với máy tạo sóng đa hướng và tạo gió công suất cao.

Tàu thủy in 3D lớn nhất thế giới vừa ra mắt. 

Cũng trong thông cáo báo chí của UMaine, 3Dirigo vẫn chưa phải vật thể in 3D lớn nhất mà cỗ máy này có thể chế tạo. Nếu hoạt động hết công suất, nó thậm chí có thể in được một cấu trúc dài 100 feet, rộng 25 feet và cao 10 feet. Ngoài ra, trường đã ký một vài thỏa thuận triển khai ứng dụng công nghệ này trong thực tiễn, bao gồm mối quan hệ đối tác với Quân lực Hoa Kỳ để phát triển loại khiên chắn cơ động cho binh sĩ.

Trước đó, liên quan tới việc ứng dụng công nghệ in 3D vào chế tạo máy móc, Công ty hàng không vũ trụ Orbex (Anh) cũng cho ra mắt mẫu tên lửa in 3D thương mại đầu tiên chạy bằng nhiên liệu tái tạo, mang tên Orbex Prime.

Theo IFL Science, tên lửa Orbex Prime là mẫu tên lửa 2 tầng, sử dụng propan sinh học và được trang bị động cơ in 3D lớn nhất thế giới.

Orbex tiết lộ với báo giới rằng, công ty này đã hoàn thiện tầng hai của tên lửa trong khi tầng một dự kiến có thể tái sử dụng, vẫn đang trong quá trình phát triển. Tầng hai của Orbex Prime được làm từ hỗn hợp sợi carbon và nhôm.

Điều đặc biệt ở tên lửa Orbex Prime là nhờ được in thành một mảnh duy nhất nên động cơ tên lửa không có bất kỳ mối hàn nào. Đặc điểm này cho phép tên lửa Orbex Prime chống chịu áp suất và nhiệt độ tốt hơn. Thiết kế của Orbex Prime cũng được cho là nhẹ hơn 30% so với các mẫu tên lửa truyền thống. Mẫu tên lửa mới của Orbex dự kiến có chuyến bay đầu tiên vào năm 2021 từ một sân bay vũ trụ ở Sunderland, thuộc vùng Highland, Scotland. Trong chuyến bay này, Orbex Prime sẽ mang theo một trọng tải thử nghiệm của Công ty Công nghệ Vệ tinh Surrey.

Bảo Lâm (Theo 3D Printing Industry)

Lần đầu tiên thịt bò in 3D được sản xuất trong vũ trụ (VietQ.vn) - Aleph Farm - một công ty khởi nghiệp của Israel vừa phát triển thành công thịt bò in 3D từ tế bào bò trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang