Tên lửa BGM-71 TOW: ‘Sát thủ diệt tăng’ đáng sợ nhất trong lịch sử

author 19:50 15/01/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa BGM-71 TOW nổi tiếng là sát thủ diệt tăng và trở thành nỗi ác mộng của Syria khi chúng đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng loạt vũ khí quân sự hiện đại nhất kể cả T-90.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Báo An Ninh Thủ Đô đưa tin, tên lửa BGM-71TOW là hệ thống tên lửa chống tăng đời cũ do hãng Raytheon của Mỹ sản xuất, được biên chế từ năm 1970 trong quân đội Mỹ.

Tên lửa BGM-71 TOW nổi tiếng là sát thủ diệt tăng khi được trang bị trên các trực thăng gunship UH-1, AH-1 và xe đặt trên xe Jeep ở các chiến trường hoặc trên giá ba chân. Tên lửa chống tăng TOW đang được Mỹ cung cấp cho phiến quân đối lập Syria.

Tên lửa BGM-71TOW là hệ thống tên lửa chống tăng đời cũ do hãng Raytheon của Mỹ sản xuất. Ảnh: Đất Việt

Tên lửa BGM-71TOW là hệ thống tên lửa chống tăng đời cũ do hãng Raytheon của Mỹ sản xuất. Ảnh: Đất Việt 

Tên lửa BGM-71 TOW được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn 2 tầng ATK. Khi bắn các xạ thủ quan sát và dẫn đường đường bay cho tên lửa đến mục tiêu thông qua kính viễn vọng. Phạm vi tấn công tối đa của phiên bản tên lửa BGM-71 TOW mới nhất lên tới 4200m. Ngoài ra, tên lửa TOW được nâng cấp đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.

Hiện tên lửa BGM-71 TOW là loại tên lửa chống tăng được sử dụng rộng rãi nhất trong quân đội Mỹ cũng như các quốc gia Nato khác. Hệ thống điều khiển phức tạp của tên lửa TOW có tên gọi là Chandler Evans CACS-2. Tên lửa BGM-71 TOW có trọng lượng 19 kg và lắp đầu đạn nặng 3,9 kg. Còn biến thể mới nhất định danh là TOW 2B nặng 22,7 kg lắp đầu đạn nặng 6,2 kg đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.

Lần gần đây nhất TOW được tham chiến là vào năm 2003 trong chiến tranh Iraq của Quân đội Mỹ, nhưng nó thường được sử dụng như hỏa lực hỗ trợ nhằm tiêu diệt các căn cứ phiến quân hơn là mục tiêu bọc thép (một phần vì phiến quân ở Afghanistan hay Iraq không có xe bọc thép).

Tên lửa BGM-71 TOW được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn 2 tầng ATK. Ảnh: Giao thông

Tên lửa BGM-71 TOW được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn 2 tầng ATK. Ảnh: Giao thông 

Có thể nói, thông tin trên báo Đất Việt, tên lửa BGM- 71 TOW là một dòng tên lửa chống tăng tốt nhưng nó lại không phát triển đủ nhanh để có thể cạnh tranh với các dòng tên lửa chống tăng khác. Tuy nhiên, sự xuất hiện của tên lửa này vẫn được coi là cơn ác mộng với lực lượng tăng thiết giáp tại những chiến trường nó góp mặt.

Cụ thể, trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991, nhiều trận đấu tăng nổi tiếng đã xảy ra, như trận 73 Easting với một bên là liên quân Mỹ - Anh (gồm Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp 2) với bên kia là tăng - thiết giáp Vệ binh Cộng hòa Iraq (trang bị xe tăng T-72).

Trong vòng chưa đầy 1 tiếng, tuyến phòng ngự phía Iraq đã được dọn dẹp sạch sẽ. Cuộc phản công sau đó của Iraq cũng nhận lấy kết cục tương tự, với 120 xe tăng – thiết giáp bị phá hủy và hơn 600 binh lính bị loại khỏi vòng chiến…Với bề dày thành tích này thì việc phe đối lập Syria dùng tên lửa TOW diệt 24 xe tăng T-72 trong một ngày không khiến người ta bất ngờ.

Theo báo Giao Thông, các phiên bản của TOW được phát triển sau này là: TOW 2A (BGM-71E), sản xuất vào năm 1987 với hơn 118.000 quả được bán ra; TOW 2B (BGM-71F), sản xuất vào năm 1991 với trên 40.000 được bán ra.

Phiên bản BGM-71F được trang bị đầu đạn kép có thể vô hiệu hóa loại giáp phản ứng nổ của các xe tăng hiện đại và khả năng xuyên phá vỏ thép lên tới 900mm. Ngoài phiên bản với chân đế cố định, BGM-71 TOW có thể triển khai trên xe jeep, xe thiết giáp giúp tăng tính cơ động.

Tên lửa BGM-71 TOW nổi tiếng là sát thủ diệt tăng.

Tên lửa BGM-71 TOW nổi tiếng là sát thủ diệt tăng. 

Mặc dù ra đời đã lâu nhưng những tên lửa BGM-71 TOW vẫn là nỗi ác mộng của xe tăng hiện tại. Với những gì đã thể hiện trên chiến trường Syria vừa qua, TOW được đánh giá là một trong những tên lửa chống tăng đáng sợ nhất trong lịch sử.

Trong 1 diễn biến mới nhất, trang tin tức Amaq News của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh chiếc trực thăng Mi-25 bị bắn rơi trong trận chiến trên vùng ngoại ô phía đông của Palmyra.

Hãng tin Interfax trích dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, có thể IS đã bắn rơi được chiếc Mi-25 nhờ hệ thống tên lửa TOW do Mỹ sản xuất và từng cung cấp cho các phiến quân chống chính phủ ở Syria. 

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang