Tên lửa ‘ma thuật’ được Nga - Ấn nâng cấp có thể 'chọc mù' mọi hệ thống radar

author 21:30 04/11/2017

(VietQ.vn) - Để tăng thêm sức mạnh quân sự của mình trên chiến trường, mới đây Nga cùng với Ấn Độ đã có kế hoạch phát triển tên lửa siêu thanh BrahMos tái sử dụng.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Thông tin này được Giám đốc điều hành BAIL ông Pillai tuyên bố, phiên bản BrahMos II có tính năng vượt trội hơn phiên bản Brahmos ban đầu tới 9 lần. 

Với những khả năng hiện có của phiên bản tên lửa mới, gần như không có radar nào có thể bắt bám chính xác loại tên lửa này trong hành trình của nó. Ngoài khả năng tấn công siêu thanh (có thể đạt Mach 7), tên lửa Brahmos II có thể được tái sử dụng nhiều lần.

Theo ông này, khi đến gần mục tiêu đầu đạn tên lửa sẽ tự tách ra khỏi thân để di chuyển theo quán tính với hệ dẫn đường độc lập. Trong khi đó, phần thân còn lại sẽ di chuyển như một máy bay không người lái siêu sau đó đáp xuống một địa điểm xác định với sự hỗ trợ của dù.

Tên lửa BrahMos II được Nga và Ấn Độ nâng cấp mạnh gấp 9 lần so với phiên bản cũ. Ảnh: Đất Việt

Tên lửa BrahMos II được Nga và Ấn Độ nâng cấp mạnh gấp 9 lần so với phiên bản cũ. Ảnh: Đất Việt

Trước tuyên bố cực ấn tượng của nhà sản xuất về bản BrahMos II, tạp chí Business Insider thừa nhận, một khi phát triển thành công phiên bản hoàn toàn mới của tên lửa BrahMos II, Nga và Ấn Độ có nhiều lợi thế mà Mỹ không thể có được.

Theo những thông tin ban đầu được công khai, dòng tên lửa BrahMos II được giới thiệu có tính năng độc đáo đạt tốc độ siêu thanh, đa phương thức dẫn đường và điều khiển, tính linh hoạt và khả năng cơ động cao. BrahMos II có uy lực xuyên phá rất mạnh, khả năng chống nhiễu và đối phó với tên lửa đánh chặn rất tốt.

Hiện BrahMos II là loại tên lửa được giới quân sự đánh giá là "độc nhất vô nhị" trên thế giới, được người Ấn Độ yêu mến đặt cho biệt danh là "Tên lửa ma thuật".

Được biết, dự án tên lửa BrahMos II này nhằm phát triển một loại tên lửa có tốc độ vượt khoảng 5 lần so với các loại tên lửa hiện có của quân đội Mỹ, đảm bảo trong khoảng thời gian hơn 1 giờ có thể tấn công tới bất cứ địa điểm nào trên Trái đất.

Với tốc độ Mach 7 đạt được, tạp chí Business Insider khẳng định, BrahMos II sẽ tạo lợi thế rất lớn trước Mỹ bởi cơ bản, các loại tên lửa của quân đội Mỹ hiện nay đều có tốc độ hạ âm hoặc chạm siêu âm như vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không JSOW C-1 có vận tốc hạ âm 0,86 Mach, tên lửa hành trình Tomahawk cũng chỉ đạt vận tốc 0,8 Mach.

Trong khi đó, X-51A dù đã thử nghiệm 3 lần nhưng chỉ có 1 lần thành công trong khoảng thời gian ngắn và chưa chứng minh được độ tin cậy về động cơ và điều khiển trong hành trình dài.

Video: Khủng khiếp vũ khí ‘phủ đầu chớp nhoáng’ của Mỹ diệt mục tiêu nhanh như chớpHệ thống pháo phản lực M142 hứa hẹn sẽ là một vũ khí át chủ bài của Mỹ trong tương lai nhờ sự linh hoạt, diệt mục tiêu chính xác gần như tuyệt đối.

Được biết, tên lửa Brahmos do tập đoàn liên doanh Nga - Ấn là Brahmos Aerospace India Limited (BAIL) nghiên cứu phát triển. Chương trình tên lửa BrahMos là một liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ với Công ty NPO Mashinostroeyenia của Nga. Cái tên BrahMos là sự kết hợp giữa tên hai dòng sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Moscow ở Nga.

Tên lửa BrahMos có tầm bắn khoảng 290 km và có thể mang tới 300 kg đầu đạn thông thường. Tên lửa này có thể đạt tốc độ tối đa là 2,8 Mach, nhanh gấp 3 lần so với tên lửa hành trình siêu thanh Tomahawk của Mỹ. Tên lửa BrahMos được thiết kế dựa trên phiên bản tên lửa 3M55 Yakhont (SS-N-26) của Nga.

Tên lửa BrahMos diệt mục tiêu chính xác ở tầm xa 400km. Nguồn video: TV Box/ YouTobe

Trước đây, Ấn Độ đã từng phóng thử thành công phiên bản phóng từ tàu nổi và từ mặt đất của dòng tên lửa này cho Hải quân và Lục quân nước mình. Lực lượng vũ trang Ấn Độ cũng đã từng phóng thử thành công một quả tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos từ một tàu chiến mới nhất mang tên INS Kolkata của nước này.

Hiện phiên bản tên lửa BrahMos phóng đi từ mặt đất đã được đưa vào biên chế của Hải quân và Lục quân Ấn Độ. Được biết, tiến độ phát triển tên lửa này của Ấn Độ đã sớm 3 năm so với kế hoạch.

An Dương (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang