Tên lửa BrahMos uy lực khủng khiếp khiến mọi hạm đội phải dè chừng

author 22:03 15/06/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa BrahMos với uy lực khủng khiếp đã được đánh giá là tên lửa khiến mọi hạm đội trên thế giới phải dè chừng trong các trận hải chiến.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

BrahMos được phát triển bởi Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cùng Cục Thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia của Nga (NPOM), dựa trên tên lửa diệt hạm siêu thanh P-800 Oniks do Nga chế tạo. Hai bên đã lập Công ty liên doanh BrahMos Aerospace vào năm 1998. BrahMos là từ kết hợp hai tên của sông Brahmaputra ở Ấn Độ và sông Moskva ở Nga. Hai quốc gia này được cho là có kế hoạch chế tạo 2.000 tên lửa siêu thanh BrahMos và sẽ xuất khẩu phân nửa số đó cho các nước bạn bè và đối tác.

Tên lửa BrahMos có hai tầng: Tầng thứ nhất sử dụng nhiên liệu rắn, giúp tăng tốc lên tốc độ siêu âm, tức vượt qua 1.225 km/giờ. Tầng còn lại bao gồm một động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu lỏng, cho phép đẩy tốc độ lên mức 2,8 Mach (hơn 3.430 km/giờ).

Vận tốc cao, thiết kế tàng hình cùng khả năng bay lướt trên mặt biển cũng chính là những yếu tố giúp BrahMos xuyên thủng hệ thống phòng thủ của đối phương. Cụ thể, BrahMos có tầm bay cao nhất là 15 km và tầm bay giai đoạn cuối dưới 10 m. Nếu radar của đối phương ở độ cao 20 m, “sát thủ diệt hạm” này chỉ bị phát hiện ở khoảng cách 27 km. Thế nên đối phương chỉ có 28 giây để theo dõi, định vị và bắn hạ BrahMos trước khi nó tấn công tàu.

Tên lửa BrahMos là 'sát thủ' đáng gờm nhất hành tinh

Báo Vnexpress đưa tin, điểm ưu việt nhất của BrahMos được phóng theo cơ chế "bắn và quên", tức là sau khi phóng đi không cần thêm bất kỳ thao tác điều khiển nào khác, nó tự động nhận tính hiệu định vị từ vệ tinh rồi tự vận động đến mục tiêu.

BrahMos có thể tiếp nhận hai kênh điều khiển của hai loại vệ tinh khác nhau, vừa bay theo điều khiển của tín hiệu GPS của vệ tinh Mỹ, vừa có thể hành trình theo hệ thống thông tin vệ tinh GLONASS của Nga. Vào cuối hành trình bay, nó tự động ngắt các liên kết với vệ tinh để chống gây nhiễu và hạ thấp độ cao xuống 5-15 m so với mặt biển, kích hoạt đầu dẫn tự động, định vị mục tiêu chính xác tới cự ly hàng mét, đảm bảo không một mục tiêu nào có thể chạy thoát.

Dù được phát triển với mục đích chính là chống hạm, BrahMos cũng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu cố định trên đất liền. BrahMos có thể phóng từ đất liền, từ máy bay (Su-30MKI), từ tàu chiến hoặc tàu ngầm. Phiên bản phóng từ máy bay có một bộ phận gia tốc nhỏ (để đẩy tên lửa bay cùng vận tốc với máy bay trước khi khích hoạt động cơ đẩy chính) và thêm một số đuôi định hướng để giữ ổn định trong khi phóng.

Được biết, Ấn Độ và Nga có kế hoạch trong vòng 10 năm tới sẽ chế tạo 2.000 tên lửa BrahMos và 50% trong số đó sẽ được dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh và đối tác.

Lê Cao (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang