Một khi vũ khí này xuất hiện mọi loại tăng dù có vững đến mấy cũng 'tan xương'

author 21:00 28/12/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa chống tăng MILAN do Pháp chế tạo được trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tốc độ bay 200m/s khiến đối phương khó lòng thoát thân.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tên lửa MILAN được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng thành công nhất của Tây Âu, được thiết kế phát triển bởi Pháp và Tây Đức từ năm 1962 tới năm 1971 thì hoàn thành, chính thức đưa vào phục vụ năm 1972.

Khoảng 350.000 quả đạn và 10.000 bệ phóng tên lửa MILAN đã được chế tạo phục vụ trong Quân đội Pháp, Đức và nhiều nước Tây Âu khác. Ngoài ra, chúng cũng được xuất khẩu rộng rãi tới các nước ở châu Á, châu Phi, trong đó có cả Libya và Syria.

Tên lửa chống tăng MILAN gồm ba thành phần chính: Đạn tên lửa chống tăng; bộ điều khiển ngắm bắn và kính ngắm hồng ngoại. Trong đó, thiết bị ngắm hồng ngoại MIRA có tầm phát hiện mục tiêu đến 4km.

 Tên lửa MILAN của Pháp. Ảnh: Kiến thức

 Tên lửa MILAN của Pháp. Ảnh: Kiến thức

Bộ thiết bị điều khiển bắn bao gồm kính ngắm và bộ điều khiển đạn tên lửa cùng lắp trên giá ba chân. Tín hiệu dẫn đường cho đạn được truyền qua dây dẫn qua đó hạn chế khả năng gây nhiễu tín hiệu từ các hệ thống gây nhiễu như Shtora-1 trên T-90. Tuy nhiên, việc dùng dây dẫn truyền lệnh khiến tầm bắn tên lửa bị hạn chế.

Đạn tên lửa MILAN có trọng lượng khoảng 7,1kg, dài 1,2m, đường kính thân 115mm, trang bị đầu nổ chống tăng HEAT hoặc kiểu tandem HEAT chuyên phá giáp ERA. Tên lửa trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tốc độ bay 200m/s.

Đạn MILAN đặt trong container tròn, đuôi đạn có một dây dẫn nối với bệ phóng dùng để truyền lệnh dẫn đường từ xạ thủ tới đạn trong hành trình bay tới mục tiêu. Khi bắn, tầng động cơ đẩy đầu tiên sẽ cháy trong 1,5 giây đưa đạn rời bệ phóng đi xa cách 3m, sau đó tầng đẩy hai sẽ cháy trong 11 giây đưa đạn bay xa 2km.

Các phiên bản MILAN ban đầu chỉ đạt tầm bắn giới hạn 2km, tuy nhiên phiên bản mới MILAN ER tăng tầm bắn lên tới 3.000m. Về sức xuyên của đạn tên lửa chống tăng MILAN, thế hệ đầu thì sức xuyên giáp của đạn chỉ đạt 550mm thép đồng nhất RHA, đến thế hệ MILAN 2T trang bị đầu nổ tandem HEAT thì có thể xuyên tới 880mm thép RHA sau ERA. Và đáng nể nhất là phiên bản MILAN ER đạt khả năng xuyên đến 1.000mm sau ERA.

Vũ khí 'độc cô cầu bại' của Nga thêm 'nanh vuốt' mới khiến đối thủ như ngồi trên lửa(VietQ.vn) - Máy bay ném bom tầm xa PAK-DA là vũ khí của Nga có tốc độ cận âm được áp dụng công nghệ tàng hình. Vũ khí này càng thêm sức mạnh nhờ trang bị một động cơ phản lực mới.

Nói về công nghệ chế tạo vũ khí của Pháp, các chuyên gia về quốc phòng P.Cô-nê-xa (Pierre Conesa) chỉ ra những điểm mạnh của ngành công nghiệp quốc phòng Pháp, trong đó nhấn mạnh những lĩnh vực thế mạnh: “Đúng là Pháp đã bám sát để thích nghi với những đòi hỏi của các nước. Ở đây có nhiều yếu tố cần được quan tâm: Pháp có những sản phẩm "rộng hơn" so với Mỹ. Cụ thể là Mỹ không xuất khẩu tàu ngầm và vệ tinh, trong khi Pháp đã khẳng định được vị trí của mình trên cả hai lĩnh vực này. Điều đó cho thấy, trong giới công nghệ quốc phòng, tuy không là nhà cung cấp số 1 của thế giới, nhưng Pháp luôn biết cách khoanh vùng một số mảng để tập trung đầu tư và làm chủ một vài lĩnh vực, bên cạnh rất nhiều nguồn cạnh tranh, từ Nga đến Anh hay Đức”.

Ngoài khả năng làm chủ kỹ thuật trong những lĩnh vực thế mạnh, Pháp được đánh giá là một trong những nước rất “kỹ tính” với từng sản phẩm của mình, từ đó giành được uy tín trong việc chuyển giao sản phẩm cho khách hàng. 

Một số nhà phân tích khác cho rằng, có một số yếu tố giải thích cho thành công của ngành công nghệ vũ khí Pháp: Thứ nhất là quân đội Pháp mang theo nhiều vũ khí Pháp tham chiến ở nhiều nơi trên thế giới, từ Ma-li đến Trung Phi, I-rắc… và các mặt trận đó những sản phẩm vũ khí “Sản xuất tại Pháp-Made in France” đã được các nước biết đến. Thứ hai, không thể không tính tới yếu tố chính trị khi một số các đối tác trên thế giới muốn tìm một nguồn cung cấp mới để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào Mỹ hay Nga. Nguyên nhân thứ ba giải thích cho sự thành công này, đó là sự đầu tư lớn đẩy xuất khẩu vũ khí Pháp tăng nhanh của Bộ Quốc phòng Pháp.

Mặc dù trên thị trường vũ khí, Mỹ vẫn chiếm thế áp đảo với doanh thu dao động 60-80 tỷ USD một năm, kế tới là Nga với 25-30 tỷ USD, song hiện Pháp cũng đang nhập cuộc thị trường vũ khí đầy tiềm năng một cách tự tin với những chính sách linh hoạt và cũng đang hướng nhiều tới châu Á.

An Dương (Th)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang