Mỹ có gì để chống lại tên lửa đủ sức ‘xóa sổ’ nước Pháp của Nga?

author 19:25 11/05/2016

(VietQ.vn) - Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga có khả năng san bằng một vùng đất rộng tương đương nước Pháp hoặc bang Texas của Mỹ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo những tin tức mới nhất trên báo VnExpress, hãng tin TASS mới đây dẫn lời Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, tướng Sergey Karakayev, cho hay quân đội Nga đã lên kế hoạch triển khai các tên lửa đạn đạo thế hệ mới RS-28 Sarmat tới hai vùng lãnh thổ Krasnoyarsk ở Đông Siberia và Dombarovsky thuộc khu vực Orenburg, Nam Urals.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga có tầm bắn hơn 11.000km, đủ sức uy hiếp vùng lãnh thổ

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga có tầm bắn hơn 11.000km, đủ sức uy hiếp vùng lãnh thổ. Ảnh Wikicommons

Tướng Karakayev khẳng định việc thiết kế và xây dựng các hệ thống hầm ngầm dành cho tên lửa RS-28 Sarmat đã gần như hoàn tất, và nó sẽ thay thế cho các hầm tên lửa thế hệ cũ R-36M2 Voevoda. Theo các chuyên gia của Sputnik, RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ 5 của Nga, hoạt động bằng nhiên liệu rắn, được bắt đầu phát triển vào năm 2009.

Là tên lửa đạn đạo chiến lược thế hệ mới nhất, các thành phần của RS-28 đều được hoàn thiện ở cấp độ hiện đại nhất, tính năng kỹ chiến thuật vượt trội hơn hẳn các tên lửa thế hệ trước. Tên lửa Sarmat có khả năng mang theo các đầu đạn nặng tới 10 tấn và tổng trọng lượng đạn tên lửa lên đến 105 tấn. So với R-36M2, tên lửa Nga thế hệ mới này nhẹ hơn nhưng lại mang được khối lượng đầu đạn lớn hơn (R-36M2 Voevoda nặng 211 tấn với khả năng mang các đầu đạn nặng 8,7 tấn).

Đặc biệt, RS-28 có tầm bắn hơn 11.000km. Các đầu đạn của RS-28 đều được trang bị hệ thống dẫn đường độc lập nhằm tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, đầu đạn còn có khả năng chống lại tên lửa đạn đạo, giúp nó vượt qua được lá chắn phòng không đa lớp hiện đại.

Mặc dù vận tốc chính xác của RS-28 chưa được tiết lộ, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng tốc độ siêu thanh và khả năng linh hoạt sẽ khiến thứ vũ khí quân sự tối tân này có khả năng vượt qua tất cả hệ thống phòng thủ tên lửa trên thế giới.

Các hệ thống phòng thủ hiện đại sẽ gặp nhiều khó khăn khi theo dõi tên lửa hay đường bay của đầu đạn tên lửa RS-28 bởi khi đang bay theo quỹ đạo, đầu đạn có thể đột ngột thay đổi đường bay ở vận tốc siêu âm, ôm sát địa hình, đồng thời thay đổi độ cao cũng như độ nghiêng quỹ đạo.

Tên lửa Sarmat có sức hủy diệt rất lớn và là thách thức không nhỏ với các hệ thống phòng thủ hiện nay

Tên lửa Sarmat có sức hủy diệt rất lớn và là thách thức không nhỏ với các hệ thống phòng thủ hiện nay. Ảnh minh họa

Tờ Zvezda dẫn lời các chuyên gia quân sự cho biết RS-28 Sarmat có sức hủy diệt rất lớn, có thể san bằng một phần lãnh thổ rộng lớn có diện tích tương đương nước Pháp hoặc bang Texas của Mỹ. "Tên lửa Sarmat không chỉ đơn giản là sự thay thế cho R-36M mà ở một phương diện nào đó, nó còn có thể thay đổi định hướng phát triển sức mạnh răn đe hạt nhân của toàn thế giới", các chuyên gia này khẳng định.

Theo những thông tin được Nga công khai về tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat, đây rõ ràng là thách thức lớn với bất cứ hệ thống phòng thủ tiên tiến nào trên thế giới. Tuy nhiên, tuyên bố Nga đưa ra mới chỉ dừng lại ở lý thuyết và cơ hội đánh chặn tên lửa Sarmat với Mỹ không phải là không có bởi hiện nay Mỹ đang sở hữu mạng lưới phòng thủ nhiều tầng với hệ thống BMD, GMD, Aegis... và đặc biệt là hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo THAAD.

Báo Đất Việt bình luận, chương trình THAAD được khởi xướng vào năm 1987, sau khi Mỹ nhận ra rằng hệ thống tên lửa Patriot không đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật tinh vi. Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa, radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC.

Trong đó, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km. Khi chiến đấu, "mắt thần" AN/TPY-2 sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu (các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung).

Tuy vậy, Mỹ vẫn có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo Sarmat nhờ hệ thống phòng thủ THAAD

Tuy vậy, Mỹ vẫn có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo Sarmat nhờ hệ thống phòng thủ THAAD. Ảnh Wikipedia

Nó cũng có thể tiếp nhận thông số về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo khác. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ tính toán các thông số về mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn.

Đáng chú ý, THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn "hit-to-kill" tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Đạn tên lửa có chiều dài 6,17m sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200km.

Hệ thống đã chứng minh khả năng tương thích dữ liệu mục tiêu cùng với hệ thống đánh chặn Aegis và Patriot PAC-3. THAAD cùng với Aegis, Patriot PAC-3 tạo nên hệ thống đánh chặn 3 tầng. Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên “cái ô che chắn” cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương.

>> Lãnh đạo Thái Nguyên lên tiếng vụ phóng viên VTV bị chém khi tác nghiệp

Lan Anh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang