Tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan của Nga dù đã quá 'già' nhưng vẫn 'bất bại'

author 21:30 11/06/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan hiện vẫn là một vũ khí đáng gờm nhất trong kho vũ khí quân sự của Nga dù được chế tạo từ những năm 1980.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Quá trình phát triển tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan bắt đầu vào năm 1979 và chưa đầy 1 thập kỷ sau, nó được đưa vào biên chế. Đây là loại tên lửa có nhiều tính năng được cải tiến, với tốc độ siêu thanh Mach 2.8, tầm bắn ước tính 700km và có thể mang đầu đạn hạt nhân 350-kiloton.

Theo giới chuyên gia, trong phần lớn hành trình di chuyển đến mục tiêu, tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan duy trì độ cao lớn, tới pha cuối, tên lửa nhào xuống độ cao chỉ hơn 10m, khiến nó trở nên "vô hình" đối với radar đối phương.

Tên lửa diệt hạm P-1000 Vulka. Ảnh: Kiến Thức

 Tên lửa diệt hạm P-1000 Vulka. Ảnh: Kiến Thức

Với tốc độ hành trình trên 600m/s và trên 1.000m/s khi tới gần mục tiêu, tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan vượt trội hơn so với tên lửa dưới âm Harpoon và Tomahawk. Đặc biệt, đầu đạn 500kg của nó có thể tung ra một cú đấm mạnh mẽ, gây thiệt hại nặng cho tàu khu trục, tàu tuần dương và thậm chí là tàu sân bay.

Cùng với quỹ đạo bay phức tạp, tên lửa P-1000 Vulkan kết hợp công nghệ tự động điều hướng ở pha giữa, đầu dò radar ở pha cuối, máy tính kỹ thuật số và được tăng cường tính năng để đối phó với các biện pháp đối kháng điện tử, có khả năng lựa chọn mục tiêu trong pha cuối của hành trình. 

Được biết, tên lửa P-1000 Vulkan được trang bị trên soái hạm Moskva và Varyag - hai chiến hạm này của Hải quân Nga đang hiện điện tại Địa Trung Hải.

Tên lửa diệt hạm P-1000 Vulka vẫn bất bại dù đã 'già'. Ảnh: Đất Việt

Tên lửa diệt hạm P-1000 Vulka vẫn bất bại dù đã 'già'. Ảnh: Đất Việt

Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng, dù được đưa vào trang bị từ những năm 1980, nhưng tên lửa hành trình P-1000 Vulkan vẫn là một trong những tên lửa chống hạm mạnh nhất từng được chế tạo trên thế giới và chưa có gì có thể đánh bại được.

Theo một bài phân tích được hãng thông tấn Sputnik đăng tải cho biết, mặc dù Nga đã khá thành công với các dòng tên lửa chống hạm trong suốt thời gian đầu Chiến tranh Lạnh, những phải mãi cho đến đầu những năm 1970 các công ty quốc phòng Phương Tây mới nhận ra được lợi thế thực sự của tên lửa diệt hạm. 

Người Mỹ chính thức sở hữu một tên lửa chống hạm đúng nghĩa vào năm 1977 với tên lửa chống hạm Harpoon, trong khi đó Pháp là với tên lửa chống hạm Exocet vào năm 1973. Và mãi đến năm 1983, Quân đội Mỹ mới đưa vào trang bị mẫu tên lửa hành trình nổi tiếng nhất của mình Tomahawk. 

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang