Tên lửa đã được Mỹ bí mật điều tới Syria 'kết đôi' với vũ khí 'vô đối'

author 16:05 02/08/2018

(VietQ.vn) - Tên lửa FIM-92 Stinger vừa được Mỹ trang bị cho xe chiến đấu M2 Bradley. Với sự kết hợp giữa hai vũ khí này chắc chắn sẽ trở thành đối thủ đáng gờm nhất cho mọi đối thủ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Xe chiến đấu Bradley là vũ khí không thể thiếu trong đội hình bộ binh cơ giới của Mỹ. Hiện tại, Bradley được trang bị pháo chính M242 cỡ nòng 25mm, súng máy đồng trục M240C 7,62mm cùng bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển TOW.

Song do tình hình hiện tại đòi hỏi các vũ khí cần phải có tính năng cao, vượt trội nên việc trang bị hay nâng cấp các vũ khí đi kèm phải hiện đại nhằm tối đa hóa khả năng bảo vệ cho binh lính và các phương tiện cơ giới khác trên chiến trường.

Do đó, theo tiết lộ của ông Ashley Givens, người phát ngôn của Chương trình phát triển Hệ thống Chiến đấu mặt đất của Lục quân Mỹ, sẽ có khoảng 20 xe Bradley được lắp hệ thống tên lửa Stinger trong giai đoạn đầu của dự án. Khi được phối thuộc lên Bradley, hệ thống Stinger có thể quay 360 độ giúp nâng cao khả năng đánh chặn mục tiêu ở mọi góc độ, đồng nghĩa với việc sức mạnh phòng thủ của Bradley được tăng lên đáng kể.

Nói tới tên lửa Stinger, vũ khí này do Tập đoàn General Dynamics (Mỹ) thiết kế năm 1967 và được Raytheon Missile Systems sản xuất từ năm 1978 tới nay.

 Tên lửa tích hợp vào xe chiến đấu giúp bộ đôi vũ khí này mạnh vô đối.

 Tên lửa tích hợp vào xe chiến đấu giúp bộ đôi vũ khí này mạnh vô đối. 

Mục tiêu của tên lửa Stinger là các loại trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình, máy bay cánh bằng, pháo binh hay bất kỳ loại đạn súng cối nào ở khoảng cách 4,8km và độ cao từ 180 - 3.800m.

Tuy đã được biên chế khá lâu nhưng hiện nay tên lửa này vẫn thể hiện được sức mạnh đáng sợ nhờ sở hữu những tính năng cùng với những cải tiến vượt bậc.

Về tính năng hoạt động, tên lửa được phóng ra nhờ một động cơ nhỏ để tạo khoảng cách an toàn cho xạ thủ trước khi hệ thống cung cấp nhiên liệu rắn 2 tầng được kích hoạt, giúp nó đạt tốc độ Mach 2,2. Ngoài ra, với đầu nổ nặng 3kg tên lửa này hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.

Từ khi được biên chế, tên lửa này cũng được Mỹ cho ra nhiều phiên bản khác nhau. Trong đó vào năm 1075 phiên bản đầu tiên FIM-92A được phóng thử. Trong cuộc phóng thử lần này tên lửa FIM-92A đã hóa giải những chướng ngại vật mà trước kia Redeye không thể vượt qua.

Mỹ nâng sức mạnh vũ khí 'con cưng', Nga ‘đứng ngồi không yên’(VietQ.vn) - Bom hạt nhân B61-12 của Mỹ được coi là vũ khí “át chủ bài” hạt nhân bởi sức công phá của nó vô cùng khủng khiếp. Hiện vũ khí này đang trong giai đoạn hoàn tất thử nghiệm.

Cho tới năm 1977 phiên bản FIM-92B sử dụng kĩ thuật quét ảnh cùng đầu dò tia cực tím, giúp phân biệt chính xác mục tiêu thật - giả. Còn phiên bản FIM-92C (còn gọi là Stinger-RMP) với bộ vi xử lí có thể tái lập trình, tăng khả năng thích ứng với các mục tiêu khác nhau (trên đất, trên biển, trên không).

Sau đó, tên lửa Stinger tiếp tục được cải tiến với những phiên bản FIM-92D, FIM-92G, FIM-92E (Stinger Block I, gắn thêm bộ cảm biến hình tròn và chương trình phần mềm nâng cấp), FIM-92F, FIM-92H...

Trong những phiên bản của tên lửa Stinger thì Stinger RMP Block 2 là phiên bản tốt nhất. Vũ khí này trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại cải tiến nhằm tăng độ chính xác và tầm bắn trong điều kiện bị gây nhiễu.

Nói tới hoạt động của tên lửa này, trước đó mặc dù Mỹ phủ nhận việc chuyển giao tên lửa Stinger cho lực lượng đối lập tại Syria. Tuy nhiên, Nga cuối năm 2017 cho rằng Mỹ đã bí mật viện trợ loại tên lửa phòng không này cho lực lượng dân quân người Kurd ở Syria.

Một số chuyên gia quân sự không loại trừ khả năng lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) được Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ loại vũ khí này. Tên lửa sau đó có thể bị tuồn ra thị trường chợ đen hoặc bị đánh cắp, bị cướp và cuối cùng lọt vào tay phiến quân Hồi giáo cực đoan đã gây nhiều thiệt hại cho quân đội Syria.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang