Tên lửa Mỹ không thể bị đánh chặn nhờ phát triển đầu đạn hạt nhân mới

author 19:30 10/01/2018

(VietQ.vn) - Nhằm tăng cường sức mạnh số 1 thế giới, mới đây Mỹ đã quyết định nâng cấp đầu đạn hạt nhân cho dòng tên lửa Trident II D5.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo ông John Woolfstal, cựu Giám đốc cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia Kiểm soát Vũ khí và Không phổ biến vũ khí, Mỹ có kế hoạch giảm bớt và hạn chế việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi phát triển đầu đạn hạt nhân mới.

Lầu Năm Góc đã phát triển tổng quát mới về chính sách hạt nhân, theo đó tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II D5 sẽ được trang bị đầu đạn như vậy. Ông nhấn mạnh rằng hành động như vậy của Mỹ nhằm ngăn chặn Nga sử dụng đầu đạn hạt nhân chiến thuật trong trường hợp có xung đột ở Đông Âu.

 Mỹ đang triển khai nâng cấp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa giúp nó có sức mạnh gấp nhiều lần. Ảnh: Đất việt

 Mỹ đang triển khai nâng cấp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa giúp nó có sức mạnh gấp nhiều lần. Ảnh: Đất việt

Ngoài ra, vị cựu giám đốc này còn cho biết thêm rằng chính sách hạt nhân mới của Mỹ có tính chiến đấu hơn so với chính sách hạt nhân dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Ông cũng nói rằng tổng quát chính sách hạt nhân mới đã được chỉnh sửa nghiêm túc, như là kết quả trong phiên bản cuối cùng của nó không có "nhiều điều khủng khiếp".

Ông Woolfstal kết luận rằng Lầu năm góc mở rộng danh sách điều kiện cho phép Mỹ sử dụng cuộc tấn công hạt nhân chống lại kẻ thù. Theo ông, bài tổng kết sẽ được chính thức công bố vào cuối tháng Giêng.

Tuy nhiên, theo thông tin của Defense News, loại đầu đạn thế hệ mới này đã được Mỹ thử nghiệm trên Trident II D5 từ hồi đầu năm 2017. Nguồn tin cho biết, đây là vụ phóng thử thành công thứ 161 của loại tên lửa đạn đạo này kể từ khi hoàn thành thiết kế và là lần đầu tiên chúng được mang theo đầu đạn nâng cấp.

Nhà sản xuất Lockheed Martin tiết lộ, vụ thử nghiệm này đã xác lập kỷ lục thế giới về tính tin cậy so với các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) của các cường quốc trên thế giới với 156 lần phóng thành công liên tiếp trong tổng số 161 lần phóng.

Ngoài việc đứng đầu trong hàng ngũ những tên lửa đạn đạo đáng tin cậy nhất thế giới, Trident II D5 còn được coi là tên lửa SLBM chính xác nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất. Nó đồng thời cũng đứng thứ 6 trong số 10 dự án quân sự tốn kém nhất của Mỹ với 54 tỷ USD (tính đến năm 2016).

Căn cứ vào những thông số cực ấn tượng của Trident II D5, Hải quân Mỹ khẳng định, hiện không có tên lửa đánh chặn nào trên thế giới có thể đánh chặn được tên lửa này, kể cả hệ thống S-400 hay S-500 do Nga sản xuất.

Ngoài việc nâng cấp đầu đạn hạt nhân cho dòng tên lửa Trident II D5 hiện Mỹ đang định đầu tư 108 tỉ USD trong vòng 5 năm tới nhằm cải thiện bộ 3 hạt nhân bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm tên lửa đạn đạo.

Những hệ thống trong bộ ba vũ khí chiến lược “răn đe hạt nhân” sẽ được nâng cấp và hiện đại hóa là đóng những tàu ngầm mới; Phát triển máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới B-21 của Không quân Mỹ, yêu cầu thiết kế một máy bay ném bom chiến lược có khả năng tấn công bằng vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân; Phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III và tên lửa hành trình chiến lược mang đầu đạn hạt nhân mới LRSO (Long-Range Stand-Off).

Hiện nay, Cơ quan An ninh hạt nhân Quốc gia, một nhóm chuyên gia bán độc lập thuộc Bộ Năng lượng, đang sử dụng một khoản ngân sách đáng kể thực hiện chương hiện đại hóa các đầu đạn hạt nhân khác nhau, trang bị cho hệ thống các phương tiện mang khác nhau của Lầu Năm Góc. Lầu Năm Góc cũng đang có chương trình đầu tư vào hiện đại hóa cơ cấu tổ chức chỉ huy và kiểm soát, cần thiết cho việc nâng cao năng lực tác chiến của bộ ba “răn đe hạt nhân”.

Trong lĩnh vực vũ khí đặc thù, CBO ước tính 313 tỷ USD dành chi cho tàu ngầm năng lượng hạt nhân, 149 tỷ USD cho tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM, 266 tỷ USD được dành cho máy bay ném bom chiến lược và 44 tỷ USD cho các hệ thống phụ trợ khác. Theo CBO, Bộ quốc phòng Mỹ sẽ được chi phí khoản ngân sách 890 tỷ USD và 352 tỷ USD dành cho cho Bộ Năng lượng.

Đây là tầm nhìn chi phí ngân sách 30 năm đầu tiên cho lực lượng hạt nhân chiến lược trong khoảng thời gian 3 năm nghiên cứu, nhận xét và đánh giá. Tháng 02.2017, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) công bố gói dự toán ngân sách 10 năm cho việc duy trì và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân có trị giá 400 tỷ USD kể từ năm 2017 đến năm 2026.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang