Vũ khí nào của Nga khiến đối phương 'bất an' và luôn đặt tình trạng báo động đỏ?

author 19:30 20/12/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K714 Oka là vũ khí chiến thuật của Nga thời Chiến tranh lạnh. Nhờ vào độ chính xác và tầm xa nên chỉ cần nghe đến tên thôi quân địch đã "hồn bay phách lạc".

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Đầu những năm 1970, các kỹ sư Viện thiết kế KBM, Nga đã bắt tay phát triển một tên lửa đạn đạo chiến thuật di động mới hiện đại hơn nhằm thay thế cho tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud đã lạc hậu. Tên lửa được chỉ định là 9K714 Oka (NATO định danh SS-23 Spider).

Tên lửa Oka được đặt trên khung gầm xe chuyên dụng BAZ-6944, 8x8 bánh. Xe được trang bị động cơ diesel UTD-25, công suất 400 mã lực, tốc độ tối đa 70 km/h, dự trữ hành trình 700 km.

Hệ thống sử dụng tên lửa động cơ nhiên liệu rắn 9M714 giúp thời gian triển khai đội hình chiến đấu giảm xuống chỉ còn khoảng 30 phút. Mỗi xe phóng mang theo một tên lửa.

Tên lửa 9K714 Oka là vũ khí đáng sợ nhất của Nga thời kỳ Chiến tranh lạnh. Ảnh: Zing news

 Tên lửa 9K714 Oka là vũ khí đáng sợ nhất của Nga thời kỳ Chiến tranh lạnh. Ảnh: Zing news

Tên lửa 9K714 Oka có chiều dài 7,53 m, đường kính 0,89 m, trọng lượng phóng 4,3 tấn, tầm bắn khoảng 400 km nhưng Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) cho rằng, tầm bắn của tên lửa khoảng 500 km.

Điểm làm nên sức mạnh của tên lửa này đó là nó được trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật có đương lượng nổ từ 50 đến 100 kt, hoặc đầu đạn thông thường nặng 450 kg hay đầu đạn hóa học.

Điều đáng sợ nhất của tên lửa 9K714 Oka không nằm ở tầm bắn hay đầu đạn mà chính là ở cơ chế hoạt động độc đáo của nó. Vũ khí này được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối. Bán kính lệch mục tiêu của tên lửa khoảng 30-150 m. 

Nguồn video: Vietnamnet

Tên lửa có đạn đạo rất phức tạp kết hợp với các hệ thống mồi bẫy, gây nhiễu khiến việc xác định quỹ đạo bay rất khó khăn. Bên cạnh đó, tốc độ tấn công mục tiêu của tên lửa gấp đến 9 lần vận tốc âm thanh (10.880 km/h) khiến việc đánh chặn trở thành “nhiệm vụ bất khả thi” đối với Mỹ.

Với tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K714 Oka những mục tiêu quan trọng của Mỹ và NATO ở khu vực châu Âu luôn bị đặt trong tình trạng báo động cao. Nhờ có vũ khí này đã mang lại cho Liên Xô khả năng răn đe hạt nhân hoặc phi hạt nhân tầm ngắn đáng sợ. Năm 1979, tên lửa đạn đạo chiến thuật Oka được đưa vào biên chế đã làm thay đổi cán cân quân sự ở khu vực châu Âu.

Sự có mặt của tên lửa đạn đạo chiến thuật Oka dọc biên giới châu Âu khiến NATO luôn ở trong tình trạng “bất an”. Khi một vũ khí trở nên quá mạnh, mục đích chính trị sẽ lấn át vai trò quân sự của nó. Năm 1985, Mikhail Gorbachev lên nắm quyền ở Liên Xô, ông ta sử dụng tên lửa  9K714 Oka thành một “công cụ chính trị” để mặc cả nhằm kiềm kế sức mạnh của Mỹ đang triển khai ở châu Âu.

Được biết, Hiệp ước INF được ký giữa Nga và Mỹ qui định việc loại bỏ các tên lửa đạn đạo trên mặt đất có tầm bắn ngắn từ 500-1.000km và tầm trung từ 1.000-5.000km. Nga đã loại bỏ hơn 200 quả tên lửa đạn đạo Oka và 102 bệ phóng.

Tuy nhiên, vào năm 2015 Nga đã phát triển phiên bản nâng cấp từ hệ thống tên lửa đạn đạo Oka (NATO định danh là SS-23 Spider) đã bị loại bỏ dựa theo Hiệp ước INF. 

Theo chuyên gia quân sự Nga, không cần thiết khôi phục hệ thống cũ. Chúng tôi đang phát triển tổ hợp mới. Hệ thống tên lửa mới sẽ được dựa trên nguyên tắc tên lửa Oka.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang